Áp dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

13/06/2014 4:06
Học hỏi để làm một ông cha - bà mẹ điềm tĩnh và từ bi với giáo lý nhà Phật. Làm cha mẹ là một nhiệm vụ khó khăn. Hãy học hỏi để sử dụng một số giáo lý căn bản và nguyên lý của nhà Phật để làm cho việc nuôi dưỡng con cái dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn.

Nuôi dưỡng con cái có thể khó khăn và thử thách. Đối với những ông cha bà mẹ Phật tử lẫn không phải Phật tử, có thể áp dụng những lời dạy của Đức Phật để từ ái hơn, bi mẫn hơn, tỉnh thức hơn và yêu thương hơn. Không chỉ thế, con cái học hỏi từ những tấm gương và nhìn sự áp dụng giáo lý Đạo Phật của cha mẹ là một trong những cách tốt nhất cho con trẻ học hỏi về Phật giáo. Đây là một số ý kiến về việc sử dụng giáo huấn và thực hành của nhà Phật đến đời sống như những người cha mẹ.

ĐẠO PHẬT HƯỚNG DẪN SỰ DẠY DỖ TỪ BI

Thể hiện từ ái và bi mẫn là trung tâm của Đạo Phật và điều này cũng giải thích đến sự nuôi dưỡng con cái. Từ bi có nghĩa là yêu thương con trẻ qua những nụ cười vui vẻ và những cơn thịnh nộ dễ sợ. Như những ông cha bà mẹ bận rộn, làm việc quá nhiều và quá mệt nhọc, chúng ta thật sự thấy dễ dàng cáu kỉnh và la hét vào những đứa trẻ để vung vẩy một cơn thịnh nộ.

Tuy thế, nếu chúng ta, những ông cha bà mẹ, chỉ dành một phút để thở sâu, điềm tĩnh lại và phản ứng, cuộc đời với con trẻ sẽ hạnh phúc hơn và dễ dàng hơn. Sarah Napthali trong Đạo Phật cho Những Ông Cha Bà Mẹ viết, “Chúng ta chỉ cần chính niệm về những gì có thể xãy đến từ quan niệm của những đứa con của chúng ta, đem từ bi vào trong sự đáp ứng của chúng ta, hơn là phản ứng một cách tự động và không suy nghĩ.”

HỌC HỎI NUÔI DƯỠNG CON CÁI MỘT CÁCH CHÍNH NIỆM NHƯ THẾ NÀO TỪ NHỮNG SỰ THỰC HÀNH PHẬT GIÁO

Chính niệm hay thể hiện sự tỉnh giác vào giây phút hiện tại là điều thứ bảy trong ‘Tám Con Đường Chính’ [1] và sự thực hành Phật giáo này có thể được áp dụng một cách dễ dàng đến việc nuôi dưỡng con cái. Napthali định nghĩa chính niệm như, “biết những gì đang xãy ra tại thời điểm nó đang xãy ra.” Nhiều lúc, cha mẹ trãi qua những cử chỉ tình cảm và lề thói hằng ngày mà không thực sự hiện diện ngay trong giây phút hiện tại bây giờ.

Thể hiện chính niệm, có thể là chú tâm hơn đến những gì con cái đang thật sự cố gắng để nói và để thụ hưởng những niềm vui bé nhỏ và những chi tiết trong đời sống của một thiếu nhi và chuyển tải thông điệp rằng con cái thật sự đáng quý trọng và đáng yêu thương. Hơn thế nữa, Napthali tin tưởng rằng thể hiện chính niệm có thể làm cho cha mẹ thông tuệ hơn và quan điểm trong sáng hơn.

THỂ HIỆN NHƯ NHỮNG NGƯỜI CHA MẸ NHẪN NẠI, BAO DUNG VÀ THÔNG CẢM

Những hành giả Đạo Phật thấu hiểu tầm quan trọng của sự nhẫn nại, bao dung và thông cảm. Mỗi con người là một vị Phật và mỗi người phải tôn trọng và thừa nhận khái niệm vô song ấy. Như những người cha mẹ, bằng việc thừa nhận cá tính của con cái, chúng ta có thể thật sự nuôi dưỡng những năng khiếu, cống hiến, và phẩm chất hồn nhiên cố hữu của con cái.

Thừa nhận tính đặc biệt vô song [Phật tính][2] của con cái cũng quan trọng khi đối phó với tính cạnh tranh, sự so sánh và những khía cạnh thông thường khác của đời sống con trẻ.

BIỂU HIỆN NHƯ NHỮNG ÔNG CHA BÀ MẸ PHẬT TỬ TRÁCH NHIỆM VÀ YÊU THƯƠNG

Đạo Phật dạy về từ ái yêu thương và thể hiện trách nhiệm cho những hành động của chính chúng ta. Cha mẹ có thể áp dụng một cách dễ dàng điều này để mang đến cho con trẻ, những người đáng quý chuộng và tôn trọng người khác cùng chịu trách nhiệm cho những hành vi của họ. Bằng việc thực hiện những gương mẫu tốt của trách nhiệm và thể hiện yêu thương đối với người khác, cha mẹ có thể giúp con cái tiếp nhận những giá trị quan trọng này.

Cha mẹ không nhất thiết phải trở thành những Phật tử nhằm để sử dụng những giáo huấn và thực hành đơn giản nhưng rất hữu ích này. Nhưng cha mẹ có thể áp dụng một cách dễ dàng giáo huấn Đạo Phật để nuôi dưỡng con cái và với nhẫn nại và nổ lực, có những lúc nào đấy sẽ thấy hoa trái rộ nở.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Bát chính đạo: 1- Chính kiến, 2- Chính tư duy, 3- Chính ngữ , 4- Chính nghiệp, 5- Chính mạng , 6- Chính tiến, 7- Chính niệm , 8- Chính định.
[2] Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính


Tuệ Uyển chuyển ngữ

Các tin tức khác

Back to top