Thân cây có hình dạng cổ quái nếu cũng làm thành gỗ theo phương pháp thông thường thì sẽ hỏng đi thân cây đó, nhưng nếu được người đục gỗ “nhân thế lực đảo”, “nhân tài thí giáo” chạm trổ thêm, nó sẽ trở thành sản phẩm thủ công vô song trên thế giới. Từ phế liệu biến thành tinh phẩm đó là thành quả của “nhân tài thí giáo.”
Phật độ nhân, cũng cần phân biệt tài trí, căn bản và tình hình hiện tại của chúng sinh chứ không thể nhìn khái quát mà kết luận. Dùng phương pháp thích đáng, thực sự độ thoát chúng sinh, mới là từ bi chân chính.
Có một vị tín đồ lễ Phật trong Phật điện xong, bèn tản bộ đến hoa viên, vừa hay gặp được Viên đầu (vị tăng nhân phụ trách nghề vườn) đang chăm chút cắt tỉa hoa cỏ. Chỉ nhìn thấy cây kéo trong tay ông lúc nâng lúc hạ, cắt bớt đi những cành cây hoặc nhổ cả gốc rễ những cây hoa cỏ lên, trồng vào một bồn khác, hoặc là tưới nước bón phân, chăm sóc đặc biệt cho những cành khô. Tín đồ không rõ liền hỏi: “Viên đầu thiền sư, chăm sóc hoa cỏ sao người lại đem những cành lá tốt cắt bỏ đi, còn những cành khô lại đi tưới nước bón phân, hơn nữa lại chuyển từ chậu này sang chậu khác, đất không có cây trồng hà tất phải cuốc đi cuốc lại? Có cần phải phiền phức đến vậy không?”
Viên đầu thiền sư đáp: “Chăm sóc hoa cỏ cũng như giáo dục con cái, người phải giáo dục thế nào, hoa cỏ cũng giống như vậy.”
Tín đồ nghe xong không cho là như vậy: “Hoa cỏ cây cối, làm sao lại so sánh với người?”
Viên đầu đại sư không ngẩng đầu lên, nói: “Chăm sóc hoa cỏ, thứ nhất đối với những cây hoa trông tươi tốt nhưng phát triển hỗn loạn, không có quy củ nhất định phải bỏ đi những nhánh cây, ngắt đi những lá tạp, để chúng không lãng phí dưỡng chất, sau này mới có thể phát triển tốt được; cũng giống như trừ bớt sự kiêu căng của thanh niên, từ đi tật xấu của họ, làm cho họ đi vào quỹ đạo đúng đắn. Thứ hai, đem hoa và cây nhổ lên trồng vào chậu khác, mục đích là để thực vật rời khỏi đất thiếu chất, tiếp xúc với nhiều dinh dưỡng, cũng như đưa người thanh niên xa khỏi môi trường không tốt tới chỗ có thầy tốt bạn hiền, mong có được học vấn càng cao vậy. Thứ ba là đặc biệt tưới cho những cành khô thực ra là vì những cành khô này trông như đã chết nhưng ở bên trong vẫn còn ấp ủ vô vàn sự sống; đừng cho là những con cái không tốt đã hết thuốc chữa, mà nản lòng vứt bỏ đi, phải biết nhân tính vốn thiện, chỉ cần dốc lòng yêu thương bảo vệ, chăm sóc, cuối cùng cũng có thể khiến nó tái sinh. Thứ tư, không ngừng cuốc đất là vì trong bùn đất có nhiều những hạt đang đợi nảy mầm; cũng như những người học sinh nghèo mà cố chí vươn lên, giúp sức cho chúng thì chúng sẽ trưởng thành mạnh mẽ!”
Tín đồ nghe xong rất hân hoan nói: “Viên đầu thiền sư, cảm ơn người đã dạy cho con bài học về đạo nuôi dưỡng tài năng.”
LUẬN GIẢI
Trên thế gian không có sinh mạng nào là không đáng cứu, không có người tài nào là không phải giáo dục. Cửa của tự viện trên núi thường tượng đức Di Lặc trên khuôn mặt mang nụ cười, ý nghĩa là dùng sự từ bi để cảm hóa bạn; nhưng sau lưng Phật Di Lặc, lại là tượng quân Vĩ Đà tay cầm Giáng Ma xử (chày hàng ma) có ý nghĩa là dùng uy võ để thu phục bạn.
Ân uy cùng thực hiện, cha mẹ thầy cô đối với người thanh niên một mặt phải truyền cảm hứng yêu thương, mặt khác dùng sức lực để thu phục, thì người thanh niên đó không thể không thành tài.
Theo Hành Trình Tâm Linh
Các tin tức khác
- Vì sao phụ nữ ăn mặc hở hang sẽ tạo nghiệp ác? (25/06/2016 10:30)
- Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Gánh rau mẹ “gánh” cả cuộc đời con (20/06/2016 1:11)
- Chuyện tình ly trà chanh và bài học làm người (19/06/2016 1:53)
- 10 lời khuyên cần thiết để có được hôn nhân hạnh phúc (18/06/2016 1:25)
- Dạy trẻ biết cho đi (16/06/2016 1:46)
- 18 lời Phật dạy về tình yêu đáng suy ngẫm (15/06/2016 2:06)
- Lý do nào khiến cô gái Hà Nội dừng xe mang áo mưa cho bà cụ không quen biết? ( 7/06/2016 1:05)
- Làng Đại học & thông điệp từ những bữa cơm chay ( 2/06/2016 11:36)
- Cha mẹ dạy con biết hoan hỷ ( 2/06/2016 11:26)
- Câu chuyện cuộc sống: Cuốc xe ôm nhớ đời ( 2/06/2016 12:20)