- Ông hãy ra phía sau núi, ngồi dưới cội cây mà tu tập cầu Chánh định. Hãy theo dõi hơi thở, giữ tâm ý để dứt vọng tưởng, hết đau khổ…
Vị Tỳ-kheo vâng lời liền đến khe núi tọa thiền. Núi rừng vắng vẻ, đồng vọng tiếng quỉ thần trò chuyện đã khiến cho Tỳ-kheo sinh lòng sợ hãi, không sao an tâm được. Vị Tỳ-kheo hối hận thầm nghĩ: “Mình thuộc dòng dõi lớn, giàu sang sung sướng mà không chịu ở nhà lại đi xuất gia. Học đạo chỉ thấy cô tịch, ở chốn núi sâu, không bạn bè, không người qua lại chỉ có quỷ thần đe dọa mà thôi”. Vừa suy nghĩ và định bỏ đi thì đức Thế Tôn đã đến bên cạnh, ngồi xuống một gốc cây rồi hỏi:
Ông ở đây một mình có sợ không?
Vị tỳ kheo đáp: - Đây là lần đầu tiên con vào núi tu tập nên thật rất buồn lo. Giây lát, có một con voi chúa đến gốc cây cạnh bên nằm, trong lòng hoan hỷ khoan khoái vì lánh xa được bầy đàn rộn ràng, ồn náo.
Đức Phật biết được ý của voi nên hỏi vị tỳ-kheo: - Ông có biết con voi này vì lý do gì đến đây chăng? Vị tỳ-kheo đáp: - Bạch Thế Tôn, con không biết. Đức Phật bảo: -Con voi này có hơn năm trăm quyến thuộc lớn nhỏ. Nó chán ngán bầy đàn nên bỏ đi đến đây nằm dưới gốc cây và nghĩ rằng: “Xa được ngục tù ân ái thật an vui biết bao?” Voi là loài súc sinh mà còn nghĩ đến rảnh rang yên tĩnh, huống chi ông là người từ bỏ ngũ dục ở gia đình, cầu được giải thoát mà lại mong muốn có bè bạn. Nên biết bạn bè ngu ám gây ra rất nhiều tai hại. Hãy ở một mình không tiếp xúc luận bàn. Thà sống tu học một mình hơn kết bạn với kẻ ngu. Bây giờ Thế Tôn mới nói kệ:
學 無朋 類 Học vô bằng loại Hãy học hành độc cư
不得 善 友 Bất đắc thiện hữu Nếu không có bạn hiền
寧 独 手 善 Ninh độc thủ thiện Thà một mình tu thiện
不 與 愚 皆 Bất đắc ngu giai Không làm bạn kẻ ngu
樂 戒 學 行 Lạc giới học hạnh Vui tu giới hạnh
奚 用 伴 為 Hề dụng bạn vi Cần chi kẻ bên ta
獨 善 無 憂 Độc thiện vô ưu Sống một mình an lạc
如 空 野 象 Như không dã tượng Như voi giữa rừng già.
Để thấy ngũ dục gây phiền toái đến con người thế nào, chúng ta hãy nghe các bậc đế vương than phiền “đau đầu” vì lục dục. Sách Bảo Đại ghi những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam, nữ giới hoàng cung sống trong nhung lụa, nhàn hạ, làm đủ thứ việc chỉ để hầu hạ một người đàn ông duy nhất là vua. Thế nhưng, trong hậu cung lại có đến hàng chục, hàng trăm người, nên không tránh khỏi các chuyện tranh giành ảnh hưởng, ghen tị ganh ghét và thậm chí xích mích thù oán nhau, kết bè đảng hãm hại nhau.
Sách kể các vua Nguyễn ghi: Trong một lần tâm sự với triều thần gốc Pháp là J.B. Chaigneau, vua Gia Long đã kể về những bà vợ: “Khanh sẽ không ngờ rằng, cái gì đợi trẫm ở kia (Vua chỉ về phía hậu cung). Khi Trẫm rời khỏi đây. Ở đây Trẫm rất thoải mái vì được nói chuyện với những người xứng đáng; họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu Trẫm và khi cần họ vâng lệnh Trẫm răm rắp. Còn ở chốn hậu cung, Trẫm phải gặp một lũ quỷ sứ thật sự. Chúng cãi nhau, và sau đó tất cả chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng, Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tất cả, Trẫm không biết ai chịu nhường nhịn ai trong cơn giận dữ”.
Vua lại tiếp: “Chốc nữa Trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc”. Và rồi để chứng minh những gì phải chịu đựng, hoàng đế Gia Long giả giọng, điệu bộ của phi tần, tức giận hét lớn: “Muôn tâu bệ hạ, Bệ hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử”…“Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới nhất là đàn bà, vì họ ghê sợ hơn đàn ông”.
Đến đời Bảo Đại, nhà vua hay ít nhất các cố vấn của ông đều cảm thấy không mệt mỏi với mưu toan, mánh khóe giành giựt, chèn ép nhau giữa các phi tần, cung nữ chốn thâm cung. Ông đã tiến hành cuộc cải cách bãi bỏ chế độ cung phi, giải thể nội cung, cho các bà cung phi và thị nữ về cuộc sống bình thường, không tuyển cung phi mới, dùng đầy tớ gái hầu hạ các bà Thái hậu.
Đời là nhiều nỗi bon chen vất vả, các bậc vua chúa ở ngôi cửu đỉnh, có đủ mọi nhu cầu trong cuộc sống mà không giải thoát nỗi đau khổ dồn dập. Các hoàng hậu là mẫu nghi thiên hạ cũng chẳng có sung sướng gì đâu, đôi khi còn hại nhau đến chết cũng vì tham dục, tranh giành ngôi vị. Vậy mà ngươi ta cứ lao vào đường hẹp đau khổ, còn đường rộng thêng thang, thanh tịnh đang chờ đợi tiếp đón thì ít người đến. Cho nên con người thường sống buồn nhiều hơn vui là vậy. Đành rằng sống phải có người qua lại mới tạo thành xã hội, nhưng ngặt nỗi vì lợi ích cá nhân mà đánh mất đạo đức giá trị con người thật đáng tiếc.
Câu chuyện trên nhằm muốn khuyên chúng ta nên sống thanh thản, hướng đến giải thoát đau khổ hơn là chấp chặt vào chốn u minh lục dục. Nếu không có người tốt thà sống một mình tự học vui giới hạnh còn hơn sống gần người ngu, người tham dục như voi kia ở giữa chốn rừng già mà còn biết tìm nơi an lạc.
Theo ĐPKS
Các tin tức khác
- Đức Thế Tôn và hạnh vô úy (22/05/2013 2:14)
- Cô bé sống trong chánh niệm (20/05/2013 10:10)
- Kinh nghiệm đầu đời (19/05/2013 6:03)
- Còn cần gì nữa đây? (19/05/2013 1:45)
- Thênh thang như bầu trời (17/05/2013 10:25)
- Câu chuyện nhân quả (16/05/2013 3:17)
- Đời người (15/05/2013 12:24)
- Mùi của lưỡi kiếm Banzo (13/05/2013 9:31)
- Cuộc đời những tỷ phú (12/05/2013 3:10)
- Chàng thanh niên và nhà triệu phú (11/05/2013 8:05)