Trong đời người học Phật, chắc hẳn không có một ai chưa từng Bố thí hay Cúng Dường. Bởi vì họ đã được ấp ủ, nuôi dưỡng bằng cái Tâm Bồ Đề trong ba ngôi tam bảo và cái Tâm Bồ Đề này trở thành một tài sản qúy nhất của người học Phật. Tam Bảo được tồn tại cho Tâm Bồ Đề được phát triễn là nhờ vào sự phát tâm tán trợ của việc Cúng Dường.
Cúng dường là sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo được hết hệ này hệ sau vẫn còn cái gì để tiếp tục học Phật. Như mọi người cũng đã biết, Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán nằm sẵn trong thư viện của chùa. Tăng là những tu sĩ học chánh pháp và có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật, phiên dịch, giảng giải chánh pháp cho những người học Phật.
Người con Phật chân chánh, khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ cầu mong đóng góp một phần công cho Tăng, Ni có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh. Đây mới chính là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha đáng quí mến và một việc cúng dường đúng ý nghĩa, giống như sự cúng dường của cô Sujata, người dâng bát sữa cúng Đức Phật khi Ngài bất tỉnh quỵ ngã ngay trong lúc tu tập và nhờ bát sữa này mà Đức Phật chợt tỉnh nhận ra rằng : "không thể có một tinh thần minh mẫn trong một thân xác tiều tụy" và Ngài đã rút ra được bài học Trung đạo của người tu tập là phải tránh xa hai trạng thái cực đoan : "Hưởng thụ trong đam mê dục lạc và ép xác khổ hạnh cực đoan"
Hay là sự cúng dường của Cunda, một người thợ rèn nghèo khổ đã dốc công vào rừng tìm những tai nấm ngon, dâng lên đức Phật một bát nấm hương mùi thơm ngào ngạt. Khi dùng qua bát nấm này, đức Phật bảo : "Bát nấm này độc, các người hãy đổ đi không nên ăn" Cunda nghe đức Phật nói rất kinh hãi và nghĩ rằng, tất cả tâm thành kính của mình, phước báu to lớn được cúng dường đức Phật sẽ không còn mà thêm tội nữa, ông than khóc Đức Phật gọi Cunda đến bên Ngài và dạy : "Người không nên than khóc cũng đừng nên hối hận, phải vui sướng lên vì người đã được cúng dường bữa cơm cuối cùng cho ta.
Có hai bữa ăn đáng kỷ niệm nhất, và có nhiều phước báu nhất, đó là lần đầu tiên cô Sujata cúng dường cho ta một bát sữa trước khi thành đạo và bữa cơm này của ông, trước khi ta vào Niết bàn".
Hai sự cúng dường rất đơn sơ, bình dị bằng tấm lòng thành tâm nhưng đã đi vào lịch sử và được chính đức Phật khẳng định. Đây cũng chính là hai tấm gương cúng dường bất diệt cho người học Phật noi theo để gieo trồng, xây dựng, cội phúc cho chính mình, cho những người thân mình và cho tất cả mọi người.
Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức thì Tăng, Ni, nên dạy đúng tinh thần này và Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, phải thấy và hiểu rằng mình có một trọng trách lớn lao. Nên tự đặt câu hỏi làm sao có những nỗ lực tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh? Để xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của người học Phật.
Đây là một việc làm cần thiết trong đời tu hành, không phải chỉ in kinh, đọc kinh, giải nghĩa kinh, mà phải sống theo kinh, bằng cách tu tập áp dụng vào đời sống, qua sự nhẫn nhục, chịu đựng nhiều thử thách đắng cay.
TS Tuệ Dân
Các tin tức khác
- Vị quan thường làm mười điều thiện ( 3/09/2013 8:42)
- Biết sống một mình ( 2/09/2013 11:35)
- Tỉnh thức để rũ bỏ (31/08/2013 2:00)
- Tu hành phải tinh tấn (30/08/2013 2:29)
- Người đi chùa thông minh (29/08/2013 3:29)
- Dũng cảm, thanh bảo kiếm chặt đứt mọi gian nan (28/08/2013 2:39)
- Bát tà đạo, con đường đưa tới khổ đau (27/08/2013 2:31)
- Con đường tu tập (25/08/2013 5:14)
- Nghiệp không ngủ quên bao giờ (25/08/2013 3:02)
- Bên kia sông (22/08/2013 6:01)