Sinh viên Việt Nam biến rác thải nhựa thành gạch xây nhà

28/11/2020 7:40
Tại Chung kết Startup Wheel, nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM nhận thấy tình trạng số lượng rác thải nhựa bị thải ra môi trường ngày càng nhiều tại Việt Nam, đã sáng chế ra dây chuyền tự động hóa, sản xuất các sản phẩm gạch lát và ngói nhà làm từ rác thải nhựa và cát.
Phạm Mạnh Đình nhận

Phạm Mạnh Đình nhận "Sinh viên khởi nghiệp xuất sắc nhất".

Hiện nay, mỗi năm các nhà sản xuất nhựa cho ra lò khoảng hơn 300 triệu tấn nhựa. Đặc biệt nguy hiểm hơn trong số các sản phẩm được sản xuất từ nhựa, chỉ có 9% được tái chế, trong khi 91% còn lại sẽ biến thành rác thải rồi đưa vào trong không khí, đất và nước gây ô nhiễm trầm trọng.

Với tình trạng rác thải bị thải ra quá nhiều một nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã thực thi một dự án sản xuất gạch, ngói từ rác thải nhựa. Kể từ đó, dự án Pando ra đời. Sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam và có nhiều ưu điểm vượt trội so với gạch, ngói truyền thống.

Rác thải nhựa được thu gom từ các bãi rác, nhà máy tái chế, sau đó được phân loại và chuyển về xưởng sản xuất. Và đưa vào máy để cắt nhỏ ra thành các hạt nhựa trộn đều với cát theo tỷ lệ quy định rồi đưa vào máy trộn trong vòng 15 phút. Hỗn hợp nhựa - cát thu được đưa vào khuôn để đóng thành gạch, ngói. Phủ ngoài cùng là lớp sơn sinh thái, có khả năng bền màu lên tới 30 năm, giúp tạo màu sắc tự nhiên và thân thiện với môi trường.

Đặc biệt sản phẩm này có thành phần nhựa cũng giúp tránh thấm nước và nhẹ hơn rất nhiều so với gạch, ngói truyền thống. Tuổi thọ lên tới 80 năm. Ngoài ra, khi sản phẩm lão hóa thì hoàn toàn có thể tái chế. Bên cạnh đó có thể chống thấm nước và hơi nước tốt, chịu được nhiệt độ cao (dưới 230°C) trong thời gian ngắn, khả năng hút khí chống cháy, va đập mạnh đặc biệt là mưa đá.

Pando tận dụng nguồn rác thải nhựa và biến chúng trở thành nguồn tài nguyên chế tạo vật liệu UNC, là loại vật liệu có sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính đó là rác thải nhựa và cát.

Nếu như không thể giảm đi lượng rác thải thì bằng cách tái chế sản phẩm ra thêm nhiều sản phẩm hữu ích. Hy vọng tương lai không chỉ không còn rác thải nhựa, mà còn tận dụng được nó để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

Nhóm dự án Pando cho biết đã tiến hành các bài kiểm tra về khả năng chịu uốn, chịu nén, chịu kéo và độ mài mòn và đều đạt các giá trị cho phép theo các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Đồng thời, khác với các sản phẩm ngói xi măng thông thường, ngói Pando là hợp chất Composite kết hợp với vật liệu nhựa và cát tạo nên các đặc tính như: chống thấm nước và hơi nước tốt; chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều tốt; chịu được nhiệt độ cao (dưới 230°C) trong thời gian ngắn; khả năng hút khí chống cháy; hống va đập mạnh đặc biệt là mưa đá. Gạch, ngói Pando có độ bền va đập cao hơn các sản phẩm thông thường đến 16 lần, không bị rạn nứt dưới tác động của nắng mưa miền nhiệt đới, vì thế tránh được rêu mốc trong suốt quá trình sử dụng. Trọng lượng cũng nhẹ hơn 50% so với gạch, ngói hiện có trên thị trường.

Ngoài thành tích tại Startup Wheel mới đây, Pando còn giành được giải Nhất cuộc thi “Trả xanh cho biển” do Quỹ ASEAN tổ chức.

Các tin tức khác

Back to top