Theo quan điểm của Phật giáo, bạn không đơn giản do bố mẹ đã sinh ra mà chính bạn tự đến với thế giới này, mục đích bạn đến đáp nguyện, thực hiện những ước nguyện khác. Trong cuộc đời ngắn ngủi, chúng ta thường vì cầu nguyện cho điều gì đó, nhận lời với một người nào đó, cầu nguyện và chấp thuận như vậy. Trong vô số kiếp quá khứ không biết bao lần chúng ta đã hứa nguyện như thế. Vì vậy Phật giáo cho rằng, những điều cầu nguyện trong quá khứ, cả đời này vẫn tiếp tục cầu nguyện, hơn nữa những điều đã từng cầu nguyện mà chưa được thực hiện, vẫn chưa thành hiện thực, vẫn cần tiếp tục cầu nguyện ở cuộc đời này hay ở tương lai.
Cũng có người từng nói: “Đó chính là ý nghĩa, và mục đích về cuộc sống của các tín đồ Phật giáo. Tôi không phải là tín đồ Phật giáo, tại sao tôi lại biến những cầu nguyện và việc thực hiện ước nguyện trở thành mục đích của cuộc sống?” Nhất định sẽ có người hỏi như vậy, thậm chí ngay cả tín đồ Phật giáo cũng sẽ nghĩ như vậy. Xét theo một phương diện khác, “ước nguyện” và “thực hiện những ước nguyện” thực ra đó là lời hứa của chúng ta đối với cuộc sống, cho dù là người không học Phật pháp cũng sẽ coi trong lời hứa giữa con người với nhau, huống hồ đó là lời hứa của mình với chính mình. Nếu bạn đã từng nghĩ: “Nếu tôi có thể..., tôi sẽ…” hoặc “Nhưng nếu nguyện vọng của tôi có thể…, vậy tôi muốn…” Có những lời nguyện cầu tương đối ổn định, nhưng có những nguyện cầu luôn thay đổi, đó phải chăng là sự cầu nguyện? Phải chăng là sự thực hiện nguyện vọng?
Chỉ cần có nhiều ước mơ với con đường phía trước, cho rằng trước mắt mình luôn có đường để đi, nhất định họ sẽ có chí nguyện và sự mong đợi, đó chính là cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, họ sẽ không ngừng cố gắng thực hiện ước nguyện, ước nguyện hoàn thành, họ vẫn tiếp tục cầu nguyện. Nếu nguyện vọng này nghĩ cho người khác, không chỉ cho riêng mình, người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách. Bất luận ước nguyện lớn hay nhỏ đều sẽ thành công, nhờ thế họ sống có ý nghĩa.
Riêng tôi, do lúc nhỏ nhà nghèo, bố mẹ không có đầy đủ quần áo, cơm gạo và tiền bạc để nuôi con cái, thậm chí có lúc không có gì cả, vì vậy mẹ tôi luôn cảm thấy có lỗi với các con. Lúc đó tôi có cầu nguyện, tôi nói: “Mẹ à, không sao cả, mặc dù bây giờ chúng ta rất nghèo, nhưng hãy đợi con lớn lên, con nhất định sẽ kiếm được nhiều tiền để mọi người tiêu. Đến lúc đó, mẹ sẽ không nhắc đến từ nghèo nữa.”
Tôi vẫn luôn luôn nhớ lời cầu nguyện của mình, nhưng cho đến bây giờ, tôi mãi mãi vẫn không có cơ hội để thực hiện điều đó. Tôi nên làm thế nào để bù đắp điều này? Tôi chỉ còn cách trở thành người công hiến cho tất cả, cho mọi người, dựa vào việc giúp đỡ người khác để thể hiện sự tưởng nhớ và hoài niệm đối với cha mẹ tôi. Đó chính là “thực hiện nguyện vọng”.
Để thực hiện nguyện vọng và cầu nguyện, mọi người cần có trách nhiệm, cố gắng hết mình.
Tinh thần trách nhiệm là thái độ sống lành mạnh, bởi khi một người có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ sẽ có cơ hội nhận ra năng lực của mình, từ đó khẳng định bản thân. Với những người thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ rất khó trong việc tự đánh giá năng lực bản thân. Người không tự đánh giá được năng lực bản thân sẽ mãi mãi mất đi mục tiêu và ý nghĩ tồn tại của mình. Tâm lý họ cũng sẽ không lành mạnh, không vui vẻ thoải mái trong lòng.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta cần hóa thân vào những những nhân vật khác nhau, ở nhà bạn có thể là người con, người chồng, là người cha hoặc là con gái, người vợ, người mẹ. Ở đến nơi làm việc, bạn lại là nhân viên, ở trường học, có thể bạn là giáo viên, cũng có thể là học sinh.
Những nhân vật khác nhau sẽ thể hiện những trách nhiệm khác nhau, cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình chính là ý nghĩa của cuộc sống, đồng thời cũng là việc thực hiện nguyện vọng và sự cầu nguyện tốt nhất.
HT. Thích Thánh Nghiêm