Cuộc đối thoại kỳ lạ giữa phi hành gia nổi tiếng và Hoà thượng Thánh Nghiêm (I)
Cuộc đối thoại kỳ lạ giữa phi hành gia nổi tiếng và Hoà thượng Thánh Nghiêm (I)
13/06/2021 12:14
Phi hành gia Edgar Mitchell là một nhà khoa học lỗi lạc với nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về không gian tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là một trong sáu người đã đặt chân lên mặt trăng bằng phi thuyền Apollo 14 vào ngày 31 tháng 1 năm 1971.
Ông đã đến Đài Loan năm 2008 tham dự một hội thảo Khoa học và có dịp gặp gỡ và đối thoại cùng Hoà thượng Thánh Nghiêm. Đoạn trích này trong cuốn Muôn kiếp nhân sinh 1 của tác giả Nguyên Phong.
Phi hành gia Edgar Mitchell cắm cờ trên Mặt trăng ngày 5.2.1971 - Ảnh: NASA
Sau bữa ăn, ông Mitchell hỏi tôi:
Phi hành gia Mitchell ngừng lại suy nghĩ, rồi tiếp tục:
- Khi trở về trái đất, tôi luôn thắc mắc về cái cảm giác bình an lạ lùng này. Tôi tìm đọc rất nhiều sách vở khoa học nhưng không tìm thấy gì có thể giải thích hiện tượng trên. Tôi chuyển qua nghiên cứu các sách vở tôn giáo của phương Tây nhưng cũng không tìm được gì. Tôi tìm đến những học giả thông thái nhưng không ai có thể trả lời được thắc mắc của tôi. Một người bạn khuyên tôi nên tìm đọc các tài liệu về tôn giáo phương Đông, và tôi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo, nhất là các sách nói về đại định (Samadhi). Tôi thấy có sự trùng hợp giữa trải nghiệm mà tôi đã trải qua trên không gian với trải nghiệm của các hiền triết phương Đông, khi họ diễn tả về trạng thái thiền định.