Phương pháp thực tập thật ra chỉ đơn giản có vậy: buông xả, không nắm bắt, có những lúc tôi ý thức rằng mình đang bị dính mắc, và rồi không bị dính mắc, và cứ như vậy.
Mặc dù phương pháp nào tôi sử dụng để thực hiện được điều ấy thì có thể thay đổi luôn: có khi tôi cảm thấy mình cần phải giữ tâm mình ở yên trên hơi thở; có những lúc khác tôi lại thấy thích hợp với an trú tâm mình trong một ý thức trống không và rộng mở hơn; đôi khi tôi lại cảm thấy muốn khai mở và tiếp xúc với những năng lượng trong thân qua phương pháp quán toàn thân (body scan). Những phương pháp ấy được hướng dẫn bằng trực giác, hoàn toàn không gián đoạn, tất cả như là một với nhau.
Khi tôi thử cố gắng cô đọng lại tinh hoa Phật pháp từ sự thực tập của chính mình, thì tôi thấy đó là chánh niệm, qua hình thức này hoặc hình thức khác, và sự biểu hiện của nó ra với cuộc sống chung quanh là tâm từ, và cốt tuỷ của nó là tuệ giác.
Ba đặc tánh ấy - chánh niệm, tâm từ và tuệ giác - dường như là những yếu tố thiết yếu cho bất cứ một sự thực tập nào. Ba yếu tố ấy làm thành một biển Pháp, và tất cả những truyền thống khác như những dòng sông đều cùng đổ ra một biển lớn.
Những truyền thống khác nhau có thể nhấn mạnh một yếu tố này hoặc yếu tố nọ, nhưng tất cả đều cùng quyện chung lại với nhau thành một pháp duy nhất. Buông xả, không nắm bắt. Con đường giải thoát chỉ có một.
— Joseph Goldstein
Duy Nhiên dịch
Các tin tức khác
- Vô minh từ đâu ra? (15/09/2021 12:59)
- Bố thí với tâm thành thì một hạt gạo cũng nặng như núi Tu Di (14/09/2021 12:42)
- Quán Thế Âm Bồ tát trong kinh điển Phật giáo (14/09/2021 12:38)
- Những điều quan trọng của sự tu tập (13/09/2021 12:58)
- Đôi khi khổ đau là nguyên liệu (13/09/2021 12:51)
- Cũng vẫn là hiện tại (13/09/2021 12:48)
- Đạo Phật quan niệm thế nào về sự may mắn? (12/09/2021 1:26)
- Gặp thiện tri thức là khó (12/09/2021 1:15)
- Hãy luôn tử tế và tôn trọng mọi người (12/09/2021 1:12)
- Nếp sống an lạc (11/09/2021 1:31)