Đức Phật dạy rằng nguyên nhân của khổ là do Ái dục. Ái có nghĩa là yêu hay ưa thích, dục là ham muốn. Đức Phật ví sự nguy hiểm của ái dục như: khúc xương và con chó đói, miếng thịt trong đám diều hâu, dục như tài sản vay mượn, như người cầm đuốc đi ngược gió, như con rắn độc, dục như giấc mộng…3 Ái dục không thể tự nhiên phát sinh. Chúng ta không thể tự nhiên thích ai hay yêu mà chưa bao giờ gặp hay tiếp xúc với người đó. Do sự tiếp xúc mà tham ái phát sinh. Từng ánh mắt, nụ cười làm cho ta xao xuyến, mỗi cử chỉ, hành động làm ta nhớ nhung, nghe âm thanh dịu dàng làm ta thích, ngửi mùi hương thơm mới ưa, miệng nếm vị ngon mới thèm, thân thể xúc chạm cảm giác khoái lạc mới nhớ thương. Nói chung, do tham ái mà chấp thủ, bám víu vào đối tượng của tham ái. Sự khát khao về dục lạc sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khát ái ấy không bao giờ có điểm dừng.
Nguyên nhân sâu xa và căn bản hơn chính là vô minh. Vì vô minh cho nên không nhận ra bản chất của sự vật hiện tượng đều là vô thường, biến đổi, chuyển biến, không nhận diện được tất cả mọi thứ đều nương vào nhau mà sanh khởi, không có cái chủ thể, cái tồn tại độc lập trong chúng. Từ đó sinh ra những suy nghĩ sai lầm, chúng ta chấp vào cái tôi, cái của tôi, tự ngã của tôi như: Gia đình tôi, người yêu tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp, danh dự của tôi, v.v… Vì vô minh nên nghĩ tưởng sai lầm. Vì nghĩ tưởng sai lầm nên giận hờn vu vơ, ích kỷ, bực bội, khó chịu hay gọi là phiền não. Vì phiền não nên tạo ra những hành động bất thiện. Khi tạo nghiêp bất thiện thì kết quả là khổ đau.
St
Các tin tức khác
- Người Phật tử phải trau dồi trí tuệ như thế nào trong đời sống hằng ngày (15/05/2022 7:55)
- Người giành khôn là kẻ dại (15/05/2022 7:53)
- Cha mẹ hãy lùi lại, chấp nhận con cái với tình yêu thương (14/05/2022 12:27)
- Tu tâm (14/05/2022 12:25)
- Khi ta có thảnh thơi (14/05/2022 12:23)
- Người hay giận hờn (13/05/2022 12:56)
- Thái độ chánh niệm và tỉnh giác (13/05/2022 12:55)
- Chuyện gì rồi cũng sẽ sớm qua đi (13/05/2022 12:20)
- Người khó chịu (13/05/2022 12:17)
- Sắc đẹp phù du (12/05/2022 12:16)