Tất cả gia đình tu theo Thiền Tông, và đều được coi như đã ngộ đạo hết.
Sau khi đốn ngộ, ông về nhà lấy thuyền chở của cải đem đổ xuống sông, căn nhà thì cúng dường để xây chùa. ông cất một thất nhỏ để tu ở. Cô Linh Chiếu thường theo hầu hạ, chuyên việc chẻ tre bện sáo bán để nuôi cha. Người con trai thì lo việc trồng trọt để nuôi mẹ.
Ông Bàng Uẩn thường đi nhiều nơi để tham vấn các vị thiền sư nổi danh thời đó. Theo Thiền Tông thì việc đi tham vấn là phương pháp cần thiết để học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm tu tập, các thầy còn khuyến khích trò của mình phải đi tham vấn, chứ không có ngăn cản. Ông Bàng Uẩn đã gặp nhiều Thiền Sư nổi tiếng như Thạch Ðầu, Mã Tổ, Ðơn Hà và đều được các vị ấy coi như ông đã chứng đắc. Khi gặp Thạch Ðầu, Ông được coi như đã giải ngộ, nhưng sau đó được gặp Mã Tổ thì ông mới thiệt triệt ngộ và ở lại với Mã Tổ hơn một năm. ông có làm chừng ba trăm bài thơ về đạo và được truyền tửng rộng rãi. Ông có dịp gặp vị quan châu Vu Công (Tr. Hoa: Yu Ti) và vị này nhờ ông mà được ngộ đạo nên theo học ông cho đến khi ông chết. Nhờ vậy ông Vu Công đã ghi chép những mẩu chuyện, những bài thơ và viết cuốn "Bàng Uẩn ngữ lục" mà đã được dịch thành cuốn " A Man of Zen - The Recorded Sayings of Layman P'ang". Sau đây là vài mẩu chuyện về cuộc đời của ông:
Ông có làm bài kệ:
"Có trai không cưới - Có gái không gả -
Cả nhà chung hội họp - Ðồng bàn lời vô sanh."
" Một hôm ngồi trong am, ông chợt nói:
Khó khó, mười tạ đầu mè trên cây vuốt.
Bà Uẩn đáp: Dễ dễ trên đầu trăm cỏ, ý Tổ sư.
Cô Linh Chiếu tiếp: Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. "
"Ông ngồi hỏi Linh Chiếu:
"Cổ nhân nói: "Sáng sáng đầu trăm cỏ, sáng sáng ý Tổ sư là sao?"
Linh Chiếu thưa: "Lớn lớn già già thốt ra lời ấy."
Ông hỏi: "Con thế nào? "
"Sáng sáng đầu trăm cỏ, sáng sáng ý Tổ sư"
ông bèn cười."
Ông có làm bài kệ:
"Tâm như, cảnh cũng như - Không thật, cũng không hư -
Có cũng chẳng quản - Không cũng chẳng cư -
Chẳng phải hiền, thánh - Xong việc phàm phu -
Dễ lại dễ -
Tức năm uẩn này có chân trí -
Thế giới mười phương đồng một thừa -
Pháp thân không tướng nào có nhị -
Nếu bỏ phiền não vào Bồ Ðề -
Chẳng biết nơi nào có Phật địa ? "
Câu chuyện về cái chết của ông rất là đặc biệt và được truyền tụng trong nhiều tài liệu về sau.
" Sắp tịch, ông bảo Linh Chiếu ra xem mặt trời đúng ngọ vô cho ông hay. Linh Chiếu ra xem vào thưa : "Mặt trời đã đúng ngọ, mà có nhật thực.". Ông ra cửa xem. Linh Chiếu lên tòa của ông, ngồi kiết già chấp tay thị tịch. Ông vào xem thấy cười, nói :" Con gái ta lanh lợi quá !". ông bèn chậm lại bẩy ngày sau mới tịch. Tin ông tịch đưa về nhà cho bà hay. Bà nói :" Con gái ngu si, ông già vô tri, không báo tin mà đi, sao đành vậy ?". Bà ra báo tin cho con trai đang làm ngoài đồng. Bà nói: "Long Công với Linh Chiếu đi rồi con !". Người con trai đang bừa ruộng đáp: " Dạ !". Rồi lặng thinh giây lâu bèn đứng mà tịch. Bà nói :" Thằng này sao ngu si lắm vậy!". Lo thiêu con song, bà đi từ biệt thân thuộc rồi biệt tích. "
(Trung Hoa Chư Thiền Ðức Hành Trạng, tập 1)
Câu chuyện này đối với các vị Thiền sư thì không có gì lạ lắm, vì trong các chuyện về đời các Thiền sư thường kể các vị đó khi sắp tịch đều biết trước và khi ra đi rất là tự tại, thường đều sửa sọan trước, tới khi ra đi đều ngồi kiết già, căn dặn các đệ tử xong xuôi mới tịch. Nhưng ở đây có đặc biệt là chẳng những riêng ông Bàng Uẩn, mà con gái và con trai cũng ra đi một cách rất an nhiên tự tại. Thái độ bình tĩnh của bà cũng đặc biệt không kém vậy. Cả một gia đình mà đồng ngộ đạo như vậy thì là một chuyện thật hiếm có. Người sau này nói ông đúng là một Duy Ma Cật.
TVHS
Các tin tức khác
- Hãy để cho cây mọc tự nhiên ( 1/01/2014 2:56)
- Thiền định giúp con người trị đau (31/12/2013 6:24)
- Tu nghĩa là gì? (30/12/2013 6:58)
- Khẩu hòa vô tránh (29/12/2013 4:59)
- Không dừng lại cũng không vội vã (28/12/2013 12:40)
- Tập chú tâm (27/12/2013 1:55)
- Kham nhẫn và điều hòa (27/12/2013 1:54)
- Phải sớm làm điều lành (26/12/2013 1:08)
- Phật là Đấng toàn giác (26/12/2013 1:07)
- Nguyên nhân luân hồi và phương pháp giải thoát (26/12/2013 1:06)