Bình thản trước lời khen là một thước đo đạo lực

29/03/2023 8:15
Một cảm xúc mạnh mẽ chiếm trọn tâm hồn làm ta không thể điều khiển được cơ thể mình, đầu óc không làm chủ được tay chân mình, buông thõng xuống gọi là “rụng rời tay chân”. Chỉ bởi vì trước niềm vui hay nỗi buồn quá lớn hoặc cơn sợ hãi quá mạnh, chúng ta sẽ bị choáng, bị sốc.

Khi phước của chúng ta đã tăng thì lời khen cũng đến nhiều hơn, và bài học cũng bắt đầu khó dần. Chẳng hạn, một người làm việc quá tốt, uy tín cao, được đề bạt lên chức... tức là phước tăng, thì lời khen cũng tăng.

Ngày trước đồng nghiệp chỉ nói: “Anh làm việc giỏi lắm” nhưng sau này vì người đó đã hoàn thành những nhiệm vụ cực kỳ xuất sắc, mang lại lợi ích lớn cho tập thể nên đã được viết nguyên bài báo ca ngợi. “Kể từ khi có ông ấy về đây, mọi chuyện đã thay đổi. Các nhân viên nhìn nhau với ánh mắt thiện cảm hơn, chia sẻ được với nhau niềm vui nỗi buồn, tình đoàn kết trong công ty gắn bó hơn. Công ty đã vượt qua những khó khăn, đi từ thành tựu này đến thành tựu kia...

Nếu mình là người được nói đến trong bài báo, đọc xong ta sẽ cảm thấy muốn "rụng rời tay chân”. Một cảm xúc mạnh mẽ chiếm trọn tâm hồn làm ta không thể điều khiển được cơ thể mình, đầu óc không làm chủ được tay chân mình, buông thõng xuống gọi là “rụng rời tay chân”. Chỉ bởi vì trước niềm vui hay nỗi buồn quá lớn hoặc cơn sợ hãi quá mạnh, chúng ta sẽ bị choáng, bị sốc.

Lúc cái phước đã tăng thì đương nhiên lời khen cũng sẽ nhiều hơn, và đó là bài học cũng khó dần dẫn cho người Phật tử. Người không tu theo đạo Phật thì họ sẽ vui và được quyền vui vì đã cống hiến và xứng đáng với lời khen tặng đó. Nhưng vì chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta phải thực hành theo lời dạy của Người:

Cũng vậy, giữa khen chê 

Người trí không bận lòng 

Được tặng nguyên một bài báo ca ngợi, dù rất biết ơn người viết nhưng lòng ta bình thản như mặt nước hồ thu phẳng lặng. Chúng ta phải tu cho được như vậy mình mới có thể đi đến giác ngộ giải thoát được. 


TT. Thích Chân Quang

Các tin tức khác

Back to top