Qua lời nói: Như sau buổi lễ ở chùa, một người đến muộn chưa ăn cơm, mà tiệc thì đã dọn hết, thấy vậy nên mình hỏi, “sao chị đi trễ vậy?”
- Dạ, do em không biết chùa có lễ, mà việc nhà thì lại bận quá, nghe được tin nên chạy qua thăm chùa chút xíu”. Nếu mình là người hung dữ thì sẽ nói, “chị kì quá, tới giờ này thì cơm nước hết trơn rồi, lấy đâu để dọn ra bây giờ?”. Nhưng nếu mình hiền lành, thì sẽ nói nhẹ nhàng, “chị đến trễ quá, cơm dọn cho mọi người ăn hết rồi, bây giờ có còn gì thì chị dùng nấy nha”. Hoặc khi ta nhờ một người vào bếp nấu một món kho, chẳng may họ kho quá mặn nên không ăn được. Người hung dữ gặp vậy sẽ nói, “từ nhỏ tới lớn không ai dạy hay sao mà món kho cũng không biết”, người hiền lành thì khác, “em kho mặn quá nên mọi người không ăn được, em phải tìm cách nào để làm bớt mặn lại”.
Hai ý trên đều giống nhau: một là trách người sao đến chùa trễ, cơm nước đã xong, giờ lại phải dọn ra nên vất vả cho người phục vụ; hai là món kho mặn quá không ăn nổi. Nhưng với người dữ thì có phản ứng gay gắt, khó chịu, người hiền lại rất dễ chịu, hòa ái, cảm thông.
Hay như khi chùa đang xây dựng. Ta đang làm việc ở trên cao, cần dùng đến cái búa. Thấy có người ở bên dưới đang đi đến nên muốn nhờ họ lấy giùm. Nếu là người hiền ta sẽ nói, “anh vào trong nhà lấy giùm cho cái búa”, còn là người dữ thì ta sẽ ra lệnh, “anh vào lấy cái búa ra đây coi”.
Cuộc sống này có rất nhiều trường hợp như vậy, cũng một câu nói đó, cũng sự phản đối đó, đáng lẽ ta nói trong sự hiền lành nhưng mình lại thích nói giọng dữ dằn, cũng vì thế mà bản tính hung dữ luôn tồn tại trong ta như hình với bóng. Do đó, tuy “ở hiền sẽ gặp lành” nhưng cái hiền đó phải được thể hiện ngay từ trong câu nói. Ta phải tập kiểm soát từng lời nói của mình mọi lúc, mọi nơi, thì dần dà tâm mình sẽ thay đổi và trở nên hiền lành thực sự. Ngay chỗ này mình làm được hay không thì biết rõ là mình thực tu hay giả dối.
Với trường hợp người trên nghiêm khắc để dạy bảo người dưới thì lại khác. Sự răn đe, nghiêm nghị khi đó không phải là hung dữ. Nếu mình làm một điều gì sai, vị thầy nghiêm mặt rầy la, khiển trách thì mình không được tự ái rồi cho rằng thầy hung dữ. Vì sự răn dạy đó là bổn phận, là trách nhiệm của một người thầy khi muốn đệ tử trưởng thành hơn ngay trong chính sự lầm lỗi.
Đây chỉ là hiền lành ở mức độ sơ khởi, căn bản nhất, thấp nhất, được thể hiện qua lời nói.
TT. Thích Chân Quang
Các tin tức khác
- Lắng nghe với lòng khinh an (31/03/2023 8:29)
- Gặp được thiện hữu tri thức quý như hoa Ưu Bát Đa La ba ngàn năm mới nở một lần (30/03/2023 8:14)
- Lời Phật dạy về người bạn chân thật (30/03/2023 8:11)
- Lòng vị tha trong kinh doanh (29/03/2023 8:20)
- Bình thản trước lời khen là một thước đo đạo lực (29/03/2023 8:15)
- Hành trình của kiếp người (29/03/2023 8:13)
- Tâm từ bi sẽ bảo vệ ta trước nghịch cảnh (28/03/2023 8:32)
- Ta cứ bình dị sống, Theo cách riêng của mình (28/03/2023 8:29)
- Nếu biết trăm năm là hữu hạn (28/03/2023 8:24)
- 7 lời dạy hữu ích của Hòa thượng Tịnh Không (28/03/2023 8:18)