Mặc dù đa số chúng ta sống như những ông vua, bà hoàng, song chúng ta vẫn rất thành thạo trong việc tìm cách tự chuốc khổ vào mình – chẳng có cái gì là đủ cả.
Người giàu thì khổ về của cải, kẻ nghèo thì lại khổ vì thiếu của cải. Ngài Milarepa đã sống trong một cái hang, chẳng có thức ăn, thức uống nhưng ngài lại là người hạnh phúc nhất cõi đời.
Thật ra thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong tâm của chúng tâm mà thôi. Nếu tâm có tật bám chấp khổ đau thì nó sẽ tạo khổ đau và xem mọi thứ là kẻ thù hay mối đe dọa.
Nếu chúng ta không bám chấp trong tâm thì ngay cả một hoàn cảnh khó khăn thực sự, như bệnh tật chẳng hạn, sẽ không bị xem là khổ đau.
Hiểu biết rõ về nhân quả sẽ giúp chúng ta chấp nhận hoàn cảnh hiện tại và sẽ dạy chúng ta cách từ bỏ khổ đau trong tương lai.
Nhân quả có thể được giải thích rất dễ dàng, tính yêu thương là nhân của hạnh phúc; chấp ngã là nhân của khổ đau.
Do đó, trong Ba mươi bảy pháp hành Bồ tát đạo có lời dạy ‘Tất cả khổ đau đều bắt nguồn từ sự mong cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Chư Phật toàn hảo khởi hiện từ tâm vị tha.’
Garchen Rinpoche
Các tin tức khác
- Phải lựa chỗ tu thích hợp (26/01/2024 8:24)
- Thờ cúng tổ tiên không nên sát sinh (26/01/2024 8:22)
- Người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ phải “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người" (26/01/2024 8:19)
- Thở ra mà không hít vào thì thế gian này cái gì là của bạn? (25/01/2024 8:07)
- Phật dạy về ba hạng người hiếm có và khó gặp ở đời (25/01/2024 8:05)
- Hai con gà một hạt cơm (24/01/2024 8:27)
- Bài học về trân quý thân người và sinh mạng: Những gian nan, khổ ải của một con lươn (24/01/2024 8:23)
- Hưởng hết phước, tuổi thọ tuy còn cũng phải chết (24/01/2024 8:15)
- Bố thí với tâm rộng lớn (23/01/2024 8:23)
- Hồi hướng là một phước lành đúng Pháp (23/01/2024 8:18)