Đức Phật sống với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Nhưng là một vị Alahán đã vứt bỏ mọi bợn nhơ, nên Ngài không bị dính mắc vào hình sắc, âm thanh, mùi vị và sự xúc chạm. Ngài không bị các loại này chi phối.
Trên bước đường trở thành bậc giác ngộ, Ngài đã xả bỏ dần dần các dục lạc trần thế cho đến lúc Ngài hiểu rằng tâm chỉ là tâm và sự suy nghĩ chỉ là sự suy nghĩ. Ngài phân biệt được chúng và không trộn lẫn chúng với nhau. Tâm chỉ là tâm. Tư tưởng, cảm giác chỉ là tư tưởng, cảm giác. Hãy để cho sự vật chỉ là sự vật. Hãy để cho hình sắc chỉ là hình sắc, âm thanh chỉ là âm thanh, mùi chỉ là mùi, vị chỉ là vị, sự xúc chạm chỉ là sự xúc chạm và tư tưởng chỉ là tư tưởng.
Tại sao chúng ta bối rối băn khoăn và dính mắc vào chúng? Nếu ta có cảm giác và suy tư theo lối này thì ta sẽ có tâm xả bỏ, không còn chấp trước nữa. Tư tưởng và cảm giác của chúng ta sẽ nằm một bên, và tâm của chúng ta sẽ nằm một bên, như nước và dầu cùng đựng chung trong một chai, nước nằm theo phần nước, dầu nằm theo phần dầu.
Trích "Chỉ là một cội cây" - Thiền sư Ajahn Chah
Các tin tức khác
- Tùy cơ thuyết pháp ( 6/03/2014 10:56)
- Sống thiền ( 6/03/2014 1:46)
- Đức tin của người Phật tử ( 6/03/2014 1:42)
- Năm giọt mật ( 5/03/2014 10:18)
- So sánh phúc báo ( 4/03/2014 11:05)
- Lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt ( 4/03/2014 7:36)
- Ứng biến ( 4/03/2014 2:17)
- Thương gia ( 4/03/2014 2:05)
- Đừng ngăn lối về ( 3/03/2014 1:36)
- Quả xoài ( 1/03/2014 3:26)