Người thế gian lo giữ gìn trộm bên ngoài nhưng lại thường nuôi trộm trong nhà mà không hay, nên không biết của báu trong nhà bị trộm phá tan.
Có khi tu hành tích lũy cả năm công đức, nhưng chỉ sanh một niệm quấy thì làm tiêu hao đổ vỡ hết, phải làm lại từ đầu.
Thí dụ hằng ngày tụng kinh, ngồi thiền tốt, nhưng chợt khởi niệm uống rượu rồi theo nó đi uống rượu say, tạo nghiệp nói năng hành động thô tháo, thành ra đổ vỡ hết công đức an lành niệm Phật, tụng kinh suốt năm.
Có khi đang tụng kinh rất tốt, nhưng nó lén trộm một chút thời gian ra ngoài nghe nhạc.
Lúc đó tâm nào ở đó tụng kinh?
Thành ra miệng tụng suông không có thành tâm, công đức bị tổn hao.
Hoặc đang ngồi thiền là đang tạo công đức, nó lén trộm ra ngoài chợ ngồi ăn hàng, rồi buồn vui v.v… cũng làm hao tổn công đức.
Có khi đi bố thí cúng dường là tạo phước lành tốt, nhưng nó cũng lén trộm thời gian sanh cái ngã trong đó, khiến mất mát một phần công đức, phước đức.
Và còn nhiều chuyện nữa, đây chỉ thí dụ một ít.
Để chúng ta thấy, dù cố công tu hành tạo công đức phước đức nhưng không khéo giữ tâm, để nó lén trộm rồi làm tổn thất công đức của mình, là điều cần phải cảnh tỉnh.
Đưa ra những thí dụ trên cho mọi người nghiệm xét để từ đó suy ra tiếp, tự bổ túc thêm mà ngăn ngừa.
Đó là khéo biết chăm sóc không cho tâm trộm, thường tỉnh giác canh chừng tâm trộm của mình vì nó hay gạt chúng ta lắm.
Biết vậy rồi chớ đem của báu công đức mà tiêu xài phung phí rồi chính mình phải chịu khổ.
Vì tâm trộm ở trong nhà chúng ta nên nó biết hết, nó gạt mình rất tinh vi.
Thí dụ như phát tâm ăn chay, nó gạt là coi chừng ốm bệnh, đừng ăn.
Đi chùa cũng vậy, lâu lâu mệt lười, nó nghĩ hôm nay thân thể không khỏe, đi nhiều sợ trúng mưa cảm nặng rồi bệnh, thôi hãy ở nhà.
Nó gạt mình đủ thứ vì nó ở trong mình, nó biết tâm lý của mình nên gọi là nuôi trộm ở trong nhà, trộm hết của báu mà không hay không biết.
Chúng ta phải sáng suốt tu tập, nhận định rõ ràng, chăm sóc kỹ lưỡng tâm mình.
Không giữ được là nó lén đi ra ngoài, đem những cái xấu bên ngoài vào nhà, làm loạn trong nhà thành tâm điên đảo, cuồng loạn rất nguy hiểm, nhưng ít ai biết.
Vì vậy, chúng ta cần phải sáng suốt để ngăn ngừa.
HT. Thích Thông Phương
Các tin tức khác
- Sân hận giết hại chịu quả báo tức thì ( 8/04/2024 8:46)
- Cách người tu hành cảm hóa người thân ( 7/04/2024 9:09)
- Thường hộ niệm chúng sinh được thọ mạng dài lâu ( 7/04/2024 8:51)
- Phật dạy sáu pháp không thối đọa ( 7/04/2024 8:42)
- Tôi không bị thương nhưng trúng mũi lao và sợi dây ( 6/04/2024 8:31)
- Đệ tử Phật nên tập khéo nói ( 6/04/2024 8:29)
- Người đã đội đá trên người rồi, mà còn đi trong bùn nữa thì càng lún thêm nữa ( 5/04/2024 8:35)
- Đạo Phật đi vào cuộc đời ( 5/04/2024 8:25)
- 3 nghiệp báo của người vay tiền nhưng không trả ( 4/04/2024 8:23)
- Thử nếm một tí thôi, chắc không hại gì đâu ( 4/04/2024 8:17)