Nhắm Mắt Chiêm Bao
Ban đêm, thân thể của chúng ta nằm trên giường, nhắm mắt ngủ say, tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) đều ngưng nghỉ, duy chỉ có một mình thức thứ sáu hoạt động, biến hiện thân thể và thế giới trong chiêm bao.
Người trong chiêm bao tiếp xúc mọi vật trong chiêm bao đều có cảm giác là thật; tiếp xúc nóng biết là nóng, lạnh biết là lạnh, đủ thứ cảm giác buồn vui, cũng cảm thấy đau khi bị người đánh v.v... Giả sử lúc ấy có một vị thiện tri thức bảo người trong chiêm bao rằng "Tất cả những gì mà ông tiếp xúc đều chẳng có thật, kể cả thân thể của ông cũng chẳng phải thật" thì đương nhiên người trong chiêm bao chẳng chịu tin mà còn nói: Ông nói chẳng thật, nhưng tại sao khi tôi tiếp xúc lại có cảm giác là có thực chất? Nếu ông nói cơ thể của tôi cũng chẳng thật thì tại sao khi bị đánh lại cảm thấy đau? Giải thuyết của ông dù có lý nhưng tôi chẳng thể tin nổi."
Khi người trong chiêm bao ngủ đã, rồi tự mình thức giấc (Duy Thức Học gọi là "Tự chứng phần"), lúc ấy lập tức tự mình chứng tỏ thế giới và người trong chiêm bao hóa ra đều không phải thật, vì thế giới và người trong chiêm bao đều biến mất, chỉ còn thân thể nằm trên giường mà thôi. Ấy là nhắm mắt chiêm bao.
Mở Mắt Chiêm Bao
Bây giờ, tiền ngũ thức và ý thức (thức thứ sáu) đều đang hoạt động, ví như nhĩ thức nghe thấy tiếng nhưng không biết là tiếng gì, là tiếng người hay tiếng chim kêu chó sủa. Không biết được, phải nhờ thức thứ sáu đồng thời khởi lên mới có thể phân biệt là tiếng người và đó là tiếng của người già, trẻ, nam nữ v.v... Nếu riêng chỉ có nhĩ thức thì chỉ nghe được âm thanh nhưng không thể phân biệt? Nếu chỉ có thức thứ sáu thì lại chẳng thể nghe được âm thanh, cho nên hai thức phải đồng thời khởi lên mới biến hiện mở mắt chiêm bao.
Mọi người chỉ cho nhắm mắt chiêm bao mới là chiêm bao, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng phải chiêm bao. Bởi do nhắm mắt chiêm bao có thể tự thức tỉnh và tự chứng minh được, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng thể tự thức tỉnh, phải trải qua tu hành đến giác ngộ rồi mới thức tỉnh được. Ví như tham thiền kiến tánh thành Phật tức là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh; nếu chưa giác ngộ thì vẫn còn nằm trong chiêm bao. Mặc dù Phật Thích Ca đã giải thích rất kỹ càng trong kinh điển như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Già v.v... nói hai thứ chiêm bao đều là tâm tạo, tức là "nhất thiết duy tâm tạo". Nhưng đối với người chưa thức tỉnh thì họ vẫn không tin vì còn nằm trong chiêm bao, cũng như người ở trong nhắm mắt chiêm bao vậy, phải đợi khi tỉnh giấc rồi mới có thể tự chứng minh được. Duy Thức Học gọi là "được tự chứng phần", cũng gọi là kiến tánh.
Một cái thức biến hiện là do tâm tạo, hai cái thức đồng thời biến hiện cũng là do tâm tạo. Do tâm tạo thì chẳng phải thật, chẳng thật nên mới gọi là chiêm bao, ấy là "hai thứ chiêm bao do Duy Thức biến hiện" vậy.
Bởi do tâm thức của chúng ta ngày đêm hoạt động chẳng ngừng, dĩ nhiên phải biến hiện hai thứ chiêm bao kể trên, cũng như cơ thể của chúng ta chẳng ngừng xoay chuyển ắt sẽ thấy những cảnh vật xung quanh cũng xoay chuyển theo. Cảnh vật xoay chuyển ví như sanh tử luân hồi, cơ thể xoay chuyển ví như tâm thức hoạt động, hễ tâm thức ngưng hoạt động thì sanh tử luân hồi cũng ngưng hoạt động, ấy gọi là Niết bàn, cũng là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh, Phật pháp gọi là Giác ngộ (chứng ngộ), cũng gọi là kiến tánh thành Phật.
Nếu chúng ta hiểu được hai thứ chiêm bao đều duy thức biến hiện thì đối với câu "Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận" của Bát Nhã Tâm Kinh tự nhiên tin chắc chẳng còn nghi ngờ vậy.
Theo TST
Các tin tức khác
- Để mọi người đều tiến bước (26/06/2014 1:21)
- Chết khát bên cạnh dòng sông (26/06/2014 1:15)
- Đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm tươi đẹp (25/06/2014 2:00)
- Chưa hề có ai thấy một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài (24/06/2014 1:46)
- Lời khai thị của HT. Tuyên Hóa (24/06/2014 1:40)
- Sắc đẹp phù du (22/06/2014 6:00)
- Thế ngồi hoa sen dưới ánh sáng khoa học (22/06/2014 5:28)
- Sống chết đường tơ (20/06/2014 10:18)
- Ba con rắn độc (20/06/2014 9:45)
- Sự cần biết về bố thí (20/06/2014 2:01)