a) Tư duy về nhân quả
Dầu tư duy này thuộc tôn giáo, nhưng nó cũng là thực tại. Nó là một `thực tại vì trong suốt cuộc sống của chúng ta, bất cứ chúng ta làm gì, cũng có sự phản hồi hay hậu quả của hành động của chúng ta. Dựa trên tín tâm, chúng ta tin rằng đã có kiếp sống trước kiếp này, và kiếp trước đó nữa, và không biết bao nhiêu kiếp sống trong quá khứ. Nhiều thứ hiện chúng ta đang phải nếm trải có vẻ bất công, nhưng đó chỉ là hậu quả của những hành động mà ta đã làm trong quá khứ. Có tin như thế, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những gì xảy ra cho ta, dầu tốt hay xấu.
b) Tư duy về nhân duyên
Tất cả các pháp sinh và diệt là do sự tích lũy và tương tác của nhiều yếu tố khác nhau. Nhân của hoa là hạt giống, nhưng đất, nước, và ánh sáng mặt trời phải có mặt để cây có thể sống. Thiếu thời gian hay sự bứng rể, hoặc thiếu nước, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ khiến cây hoa khô héo, rồi chết đi.
Khi đạt được điều gì, ta không cần phải quá vui mừng, hay hãnh diện. Không cần biết chúng ta đã đạt được bao thành tích, điều đó không thể xảy ra nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhiều tha nhân. Và do chúng ta cũng biết rằng những gì hôm nay có mặt, một ngày nào đó cũng sẽ qua đi, nên ta không cần phải quá thất vọng khi đối mặt với những nghịch duyên hay chướng duyên. Châm ngôn cũng có câu, “Sau cơn mưa, trời lại sáng”.
Tâm thanh tịnh sẽ giúp ta dễ dàng đón nhận khổ đau hay hạnh phúc. Đó là biểu hiện của tâm lành mạnh.
c) Từ bi
Người ta thường muốn kẻ khác có lòng bi mẫn đối với mình, nhưng lại ít khi nghĩ đến việc có lòng từ bi đối với người khác. Có nhiều người khi lầm lỗi thì đòi hỏi phải được tha thứ: “Đừng so sánh tôi với một vị Thánh!”, họ nói. Nhưng khi thấy người khác làm lỗi thì họ sẽ nói, “Anh thật là thiếu năng lực. Tại sao anh không thể làm việc đó cho đúng ngay lần đầu!”.
Lòng từ bi đòi hỏi bốn yếu tố:
+ Hiểu rõ các nội kết của bản thân và phát triển sự hài hòa nội tại.
+ Thông cảm với những khiếm khuyết của người.
+ Tha thứ lỗi của người.
+ Quan tâm đến khổ đau của người khác.
Yếu tố thứ nhất rất quan trọng. Để có thể tự tại với chính mình, ta cần phải có tâm thanh tịnh, bình an.
Để được như thế, ta phải luôn chánh niệm về giáo lý nhân quả và nhân duyên. Điều đó sẽ giúp ta có được tâm bình an, tĩnh lặng. Được thế ta mới có thể từ bi, đồng cảm, tha thứ và quan tâm đến người.
Trích "Phật giáo & sức khỏe tâm thần" - TG: Thiền sư Thánh Nghiêm - Diệu Liên Lý Thu Linh, dịch
Các tin tức khác
- Điều hòa thân tâm khi tọa thiền (30/10/2014 12:05)
- Trên đời này điều gì là khổ nhất (29/10/2014 11:56)
- Người không biết đặng y (29/10/2014 1:10)
- Chết là nỗi khổ lớn lao nhất ai cũng phải sợ (29/10/2014 1:02)
- Vì sao nhà sư không được ca hát? (29/10/2014 12:44)
- Thiền đi bộ (27/10/2014 11:01)
- Vô vi cư điện các (27/10/2014 12:53)
- Đức Phật nêu rõ những nỗi khổ của thế gian để làm gì? (24/10/2014 9:58)
- Đãi gạo (24/10/2014 9:46)
- Muốn bỏ phiền hận phải làm sao? (24/10/2014 12:03)