Khiêm cung

19/03/2015 4:28
Một ngày nọ trên chuyến du lịch đồng hành, có một người khách hỏi một nhà triết học: “Từ mặt đất lên đến bầu trời xanh kia có chiều cao là bao nhiêu?”

Nhà triết học trả lời:--- ba thước cao.

- Thấp như vậy sao? Con người chúng ta chẳng phải vốn đã có chiều cao ít nhất là ba tất, bốn tấc, năm tất, sáu tất rồi sao?

Nhà triết học đáp:”Đúng vậy, nếu bạn vượt qua ba tất thước cao của con người thì bạn phải biết vận hành pháp đứng vững giữa trời đất, và nhất là cần phải nên hiểu biết thực hành pháp khiêm cung”.---Đó là đoạn đối thoại dồi dào sức sống về đời sống triết học.

Các nhà nho thời cổ đại, người học trò bắt đầu vào học, trước dạy họ khấu đầu bái sư, thậm chí bạn bè tương giao cũng phải cúi đầu thi lễ. Tín đồ Phật giáo, tin Phật trước phải lễ bái chư Phật, chư Tổ. Trong cuộc sống, nếu không lấy pháp khiêm cung cùng người tiếp xúc, lại tùy ý mình muốn dài ngắn, cao thấp thế nào, tùy mình dọc ngang tung hoành, thì làm sao có thể bảo toàn được cuộc sống tốt đẹp. Thế nên, chúng ta muốn cùng người tạo mối giao tiếp tốt đẹp, tất nhiên đòi hỏi chúng ta phải biết thực hành pháp khiêm cung.

Trong giao tiếp giữa người và người, khiêm cung là tượng trưng cho sự lễ phép, lịch sự; là biểu thị nhân cách khiêm tốn, khiêm nhường cao qúi. Cuộc sống của đờiù người có hiểu biết và thực hành được pháp khiêm cung chân thiện mỹ đó thì mới có thể đột phá triệt tiêu đi cái ngã chấp khổng lồ, để khai mở đời sống trong sáng tiến bộ, và mới không bị thất lợi trong giao tế. Trong Phật giáo, mỗi người Phật tử đều thực tập cúi đầu lễ bái là biểu hiện mình cùng đức Phật tiếp tâm. Thế hệ con cháu, thế hệ đàn em khi đến trước các bậc tiến bối, các bậc tôn túc thẳng mình cung thủ cúi đầu thi lễ chào hỏi, là hành động biểu lộ rằng, lớp hậu học chúng concần đến sự quan tsâm của quý ngài.

Khiêm cung là biểu hiện sự lễ phép, cung kính nhún nhường; nhưng trong Phật giáo, pháp hành khiêm cung có lúc không phải hoàn toàn bắt buộc cúi đầu thi lễ, mà có lúc cần phải ngẩng cao đầu chiêm ngưỡng. Khiêm cung còn được biểu hiện bằng tâm ý thanh tịnh đi nhiễu Phật, nhiễu tháp biểu thị tâm lưu luyến cung kính, cho đến thu nhiếp ba nghiệp, tịnh tâm quán tưởng. Do vậy, pháp hành khiêm cung của Phật giáo rất sâu rộng, đáng thời cúi đầu nên cúi đầu, đáng lúc ngẩng đầu nên ngẩng đầu; đáng thời đi nhiễu hành nên đi nhiễu hành; tuy øthời hợp cảnh mà hành pháp. Lại nữa, khiêm cung chính là con đường giao thông, là chiếc cầu thông thương được biểu đạt qua tâm ý truyền đến đối phương niềm hoài cảm hỗ tương tôn trọng tiếp nhận.

Trong pháp hành cúi đầu hành lễ của Phật giáo còn có cách giải thích khác nữa là: Cái gọi là” chăm sóc bước chân’’, ý chỉ rằng, chúng ta làm bất cứ việc gì, cần phải có tư duy quán sát sao cho hợp thời, hợp lý; làm đâu ra đó và làm cho đến nơi đến chốn với lòng khiêm cung chân thật. Bởi vì đối diện với bất ky øcông việc làm nào, nếu chúng ta với tâm khiêm cung cần lao khẩn ý thì mới thành tựu được nền móng đời sống vững chắc. Trên lộ trình giao thông, vì muốn an toàn, khi đi đường bộ, hoặc khi lái xe, chúng ta đều phải nhìn xuống mặt đất và cẩn thận chăm sóc lấy từng bước chân của mình trên đường đi, chứ không dám ngưỡng mặt nhìn trời mà đi. Trong cuộc sống, nếu chỉ biết hướng lên phía trước để tìm tòi, để so đo tật đố, thì người đó nhất định sẽ gặp thất bại.

Khiêm cung là một cử chỉ thành thục, đầy đủ đứùc chân thiện mỹ. Chúng ta cùng quán xét xem cây cỏ khi kết trái đơm bông đều hướng xuống mặt đất trĩu cành. Cây lúa khi trổ bông chín mùi thơm ngát cũng trĩu ngọn cúi đầu. Thế nên khiêm cung là cử chỉ cao qúy khién cho người khác ngay khi tiếp cận liền khởi tâm yêu mến, hoan nghinh. Làm người, nếu tự cho rằng mình có dáng cao to trượng phu tướng, lại có địa vị, có uy quyền rồi sanh tâm cao ngạo, uỡn ngực vênh vang, đầu ngưỡng thật cao mạnh bước hiên ngang. Hạng người đó đáng liệt vào danh thứ nào? Trên lịch sử thế giới, các bậc hiền thánh được mọi người tôn xưng là bậc tài cao đức trọng vì họ suốt cuộc đời họ biết sống và phụng sự trong pháp hành khiêm cung. Cống cao ngã mạn sẽ làm tổn thất nhân đức; khiêm cung nhã nhặn, sẽ tăng trưởng nhân cách đạo đức và là pháp thu phục lòng người thành công. Chúng ta là hàng hậu học cần nên noi gương hàng thánh nhân học tập pháp hạnh khiêm cung mới tạo được cùng người mối rộng kết thiện nhân duyên.

Người biết sống khiêm cung nhất định sẽ có cuộc sống hạnh phúc, và sẽ có ngày thành đạt vinh quang.

Thưa qúy đọc giả, qúi vị đã từng thể hội qua thành qủa tốt đẹp kỳ diệu của pháp hạnh khiêm cung?

NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005

Các tin tức khác

Back to top