Thế gian này khổ hay vui

22/05/2015 4:46
Lẽ thật của thế gian hay của cuộc đời này là khổ hay là vui ? Mỗi người xác định kỷ lại xem !

Tại sao thế gian thường chúc nhau hạnh phúc, chúc nhau vạn sự như ý toàn bằng những lời tốt lành ?

Nếu thật sự cuộc đời hạnh phúc rồi thì cần phải chúc hạnh làm gì nữa ?

Nếu thế gian thật sự toàn như ý rồi đâu cần phải chúc như ý làm gì nữa

Cho thấy rõ bản chất của nó là khổ, là thiếu hạnh phúc nên mới chúc như thế. Nghĩa là cầu chúc mong cho nó được như vậy. Đôi vợ chồng vừa mới cưới liền được người chúc với nhau đầu bạc răng long. Đó là ngầm nói lên điều gì ? Tức đã có nhiều trường hợp sống nữa chừng tan rã, chia ly không bean lâu, do đó mới chúc nhau được như vậy. Và nếu thế gian đã thật sự an vui rồi con bày ra những thú vui giả tạm như ca haut cải ]ơng, phim ảnh để làm gì ?

Trong kinh Pháp Hoa Phật có dạy “Tam giới vô an như du hỏa trạch”, tức là sống trong ba cõi này dù sanh ở dục gới, sắc giới hay vô sắc giới đều phải chịu lữa vô thường thiêu đốt, không có chỗ nào hoàn toàn an ổn-đang khỏe mạnh đó bỗng cơn bệnh tật đến thì sao ? Thì thấy khổ ngay. Đang nói năng cười vui đó qua đường xe tung thì thế nào ? Gia đình đang sum hợp vui vầy đó, bỗng một người ra đi vĩnh viễn không hẹn ngày trở lại thì sao ? Vợ chồng đang sống vui đó bỗng người vợ hay chồng thêm bóng người khác thì còn vui chăng ?

Cho thấy cuộc sống luôn luôn bất an làm sao bảo đảm là thật vui. Bởi vậy bài pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như là pháp Tứ Đế trong đó khổ Đế là trước, chữ Đế là chân lý, là chất thật không sai tức Phật chỉ ra khổ là lẻ thật của cuộc đời, là chân lý suốt cả xưa nay. Chính vì giải quyết cai khổ của thế gian nên trước kia Ngài đã vượt thành xuất gia tìm Đạo mà giác ngộ thành Phật.

Có người nói tôi mgiàu sang, tôi của cải đầy kho, sao bảo khổ ? Cần hiểu khổ đây không phải là cái khổ của thiếu ăn, thiếu mặc, khổ vì đói rét…mà chính vì khổ sinh già bệnh chết, khổ vì người thân yêu phải chia lìa, khổ vì oán ghét phải thường gặp gỡ, khổ vì mong cầu không được toại nguyện, và nhất là khổ mang lấy thân năm ắm này dù giàu sang quyền quý nhưng dã mang lấy thân này có ai tránh khỏi cái khổ vô thường đó chăng ?

Trong kinh Pháp Cú Ví Du có câu chuyên : khi Phật ở Tinh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, lúc đó có bốn Tỳ Kheo ngồi đợi ở cội cây bàn luận với nhau trên đời này cái gì là khổ nhất.

Một người nói trên đời dâm dục là khổ nhất.
Một người nói sân hận mới là cái khổ nhất.
Một vị nói đói khác là khổ nhất.
Một người nói kinh sợ mới là cái khổ hơn hết.

Rồi họ tranh luận vơí nhau mãi mà không tột được nghĩa khổ. Phật nghe bàn đến hỏi, các vị thuật lại những ý trên. Phật bảo :

- Các ông chưa luận đến tột được ý nghĩa của sự khổ, cái khổ trong đời không có gì hơn là có thân. Tất cả những việc đói khác, nóng bức, kinh sợ, sắc dục, oán hận đều do có thân thôi. Thân chính là gốc cái khổ, là nguồn của tai họa vì nó mà người ta phải lao tâm mất trí lo sợ đủ thứ.

Lẻ thật phải đúng như vậy chăng ? Tất cả thứ tạo tác trên đời nào là mưu mô, gian xảo, tranh giành, giết hại lẫn nhau là vì cái gì ? Nếu ngoài thân thì là cho ai ?

Tham lam ái dục là vì cái gì ? cũng vì cái thân thôi.
Sân hận thù nghịch là vì cái gì ? Cũng vì cái thân thôi.
Đói khát kinh sợ cũng vì cái thân thôi.

Rõ ràng thân là khổ, là chỗ tập trung cái khổ. Muốn hết khổ, muốn an vui thật sự phải làm sao ? Tức là phải tìm ra gốc khổ, để trừ gốc đó được vui.

TT. Thích Thông Phương (Trích Nguồn gốc khổ vui)

Các tin tức khác

Back to top