Nhân quả không sai chút nào

6/08/2015 4:46
Phật thuyết đại tạng kinh, không ngoài giảng giải hai chữ nhân quả. Phân tích kỹ càng, lời lẽ nhiều vô cùng tận. Các tỳ kheo thà tự ăn thịt mình, chẳng nên lấy vật dụng của Tam Bảo làm vật y bát ẩm thực của mình.

Lúc xưa, tôi đi hóa duyên, tùy theo sự hoan hỷ bố thí của người khác; tôi thường trừ nhiều bổ thiếu, dùng của thường trụ điên đảo. Ngày nay, vọng làm vọng tạo, kiến lập pháp đường, dựng am tranh, sửa nhà cầu, lợp chuồng trâu v.v... Tiền chi phí từ đâu có? Tôi không dám phan duyên, viết thơ ra ngoài hóa duyên cầu cạnh. Vừa rồi, có vài người đại diện chùa, ra ngoài hóa duyên, thiếc đồng ngói gạch, nhưng vẫn chưa đủ. Do đó, ông giám công lấy những vật liệu từ những điện đường kế bên để dùng, nhưng tôi không cho, vì sợ phải chịu quả báo ứng. Ngói gạch đang nung trong lò, dùng để sửa chữa chánh điện. Nếu dùng vào việc khác, thì e rằng sai lầm nhân quả. 

Kinh nói: "Vật ở trên mà dùng cho phía dưới thì báo ứng nặng. Vật ở dưới mà dùng cho ở trên thì báo ứng nhẹ". 

Ví như đồ tô đắp tượng Phật mà dùng làm mái chùa, hoặc đồ dùng làm mái chùa mà đem làm phòng tăng, đó là lấy vật ở trên mà dùng phía dưới. Ngược lại, lấy vật ở dưới mà dùng cho việc phía trên. Phải nên nhận chân phân rõ trên dưới.  

Người trẻ tu hành chớ chỉ tu về trí huệ thôi, mà phải nhận biết tầm quan trọng của nhân quả.  

Trong quyển Vân Cư Sơn Chí viết: "Trên núi, vốn có am của thiền sư Từ Giác, người nước Thục. Thuở xưa, Thầy từ Tứ Xuyên hành cước, muốn đến tu hành tại núi Vân Cư. Lúc đến chân núi Vân Cư, Thầy ngủ qua đêm tại Diêu điền trang, rồi tối mộng thấy thần hộ pháp Già Lam mách bảo: 

- Xưa kia, Thầy vốn là trụ trì của núi này, nhưng nay chỉ còn chút ít duyên. 

Giữa trưa hôm sau, Thầy leo lên núi. Đến chiều tối thì dừng chân nghỉ ngơi, và xin nghỉ qua đêm. Song, tăng chúng mới đến đều bị đuổi vì thường bị nghi là kẻ trộm. 

Vì vậy, tăng chúng trên núi không cho phép Thầy ngủ qua đêm. Mười năm sau, Thầy đắc pháp nơi thiền sư Ngọa Long. Thái thú vùng Nam Khang là Trương Công, và vốn là người xứ Thục. Ông rất thích cảnh vắng vẻ thâm u tịch tĩnh của núi Vân Cư. Lại nữa, vì là bạn cũ, nên ông thỉnh Thầy lên núi Vân Cư, khai đạo giảng pháp. Thầy rất hoan hỶ, nghĩ rằng mộng năm xưa, chắc không còn linh  nghiệm. Hôm sau, Thầy lên núi, ngủ qua đêm tại Mạch Châu Trang, rồi bất chợt nhập tịch. Tháp thờ Thầy đến nay vẫn còn, nhưng gần đây bị nước ngập xói mòn, chỉ còn lại một tảng đá". 

Người sau xem sự tích của thiền sư Từ Giác, thấy rõ nhân quả không sai chạy chút nào.

 

HT. Hư Vân - Trích Đường Mây Trên Đất Hoa

Các tin tức khác

Back to top