Phương pháp chống lại sự sợ hãi

9/08/2015 4:33
Phải hình dung sự quá đáng trên cả hai khía cạnh : quá bảo thủ không tốt, quá cấp tiến cũng tai hại.

Phương pháp chống lại sự sợ hãi
Một trong những phương pháp chống lại sự sợ hãi sâu kín trong lòng mình là phải quán xét xem những thứ ấy là hậu quả của những hành động sai trái nào của mình trong quá khứ. Sau đó nên suy xét xem sự sợ hãi ấy do đâu mà ra, đấy là những nỗi khổ đau [trong tâm thức] hay chỉ là sự đau đớn [chẳng hạn như bệnh tật trên thân xác], hãy nhận định cẩn thận và tìm xem có giải pháp nào hay không. Nếu có thì sợ sệt làm gì ? Nếu không có giải pháp nào cả, thì lại càng không nên lo sợ vô ích. Hoặc ta cũng có thể sử dụng một phương pháp khác bằng cách tìm xem ai đang sợ. Quan sát xem bản chất của cái tôi là gì ? Cái tôi ấy đang ở đâu ? Nếu thốt lên "Đây là tôi" ? Vậy bản chất của cái tôi ấy là gì ? Biết suy nghĩ như thế sẽ giúp ta bớt đi sự sợ hãi.

Những xúc cảm bấn loạn
Có một câu tục ngữ Tây tạng như sau : "Chớ bao giờ nên nghĩ rằng 'vẫn chẳng sao' vì ý nghĩ ấy rất nguy hiểm". Khi một xúc cảm bấn loạn phát sinh thì phải sử dụng ngay liều thuốc hóa giải tương xứng để chận đứng nó, đấy là điều thật quan trọng. Thí dụ sự thèm muốn khích động ta, ta phải bắt tâm thức suy nghĩ để tìm cách loại bỏ ngay dục vọng ấy, nếu đấy là sự giận dữ thì phải nghĩ ngay đến yêu thương. Nếu không thành công, hãy đi ra ngoài tản bộ một vòng rồi về, hoặc tập trung tâm thức vào hơi thở.

Con đường trung đạo
Sự chừng mực phải áp dụng cho cả miếng ăn : bao tử không thể thỏa mãn sự tham ăn của ta, ăn quá nhiều khiến nó bị bệnh, ăn quá ít nó cũng không chịu đựng được. Phải hình dung sự quá đáng trên cả hai khía cạnh : quá bảo thủ không tốt, quá cấp tiến cũng tai hại. Hãy nhìn vào con đường trung đạo trong giáo lý, nên giữ một vị thế trung dung.


Trích những lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Bures-Sur-Yvette, 15.12.10
Hoang phong chuyển ngữ

Các tin tức khác

Back to top