Bác thợ lấy đồng tiền ra và tiện thể làm vệ sinh một lượt bên trong máy. Ông nói rằng, máy giặt sau khi dùng một thời gian cần phải vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn ngấm vào quần áo và không tốt cho sức khỏe. Sau khi sửa chữa xong, bác thợ nhận tiền rồi xách hộp dụng cụ chào tôi ra về.
Tôi cũng không có đóng cửa “rầm” ngay lập tức, mà vịn tay vào cửa nói lời chào bác thợ đang bước về phía thang máy. Tôi mở cánh cửa đưa mắt dõi theo bước đi của ông, mãi đến khi ông đi vào thang máy rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa lại.
Tôi thầm nghĩ, giờ phút này dù ngoài kia gió có lạnh đến cắt da, thì trong lòng bác thợ chắc hẳn cũng thấy ấm áp. Bởi khi ông rời bước, ngay phía sau lưng ông không có tiếng đóng cửa “rầm” vô cảm và lạnh giá. Ông đã nhận được sự tôn trọng “đóng cửa chậm 3 giây” của người khác đối với mình.
Thói quen “đóng cửa chậm 3 giây” này, là do ba năm trước, sau khi tôi đến nhà một vị khách hàng mà hình thành nên. Lần đó, vì tài liệu gấp gáp và cũng là ngày cuối tuần nên tôi nhất định phải tự mình đến nhà khách hàng để lấy.
Lúc tôi nhận được tài liệu và ra về, hai chân vừa bước ra khỏi cửa, bỗng sau lưng cánh cửa đóng “rầm” lại một tiếng rất mạnh! Âm thanh đáng sợ đó khiến tôi thực sự sốc, tôi thầm mong và tin tưởng rằng: “Đây không phải là chủ ý của khách hàng, mà là vì sân thượng nhà họ rộng rãi, thông thoáng, nên gió mới lùa vào cửa và gây ra tiếng động đó”, bởi vì chúng tôi trước đây đã từng gặp gỡ nhau như thế này rồi.
Cho dù đã nghĩ như vậy, nhưng cánh cửa kia trong nháy mắt đóng lại thật nặng nề như vậy, khiến lòng tôi trĩu nặng. Tôi cảm giác như một thứ gì đó gọi là “được tôn trọng” đã vuột khỏi tôi. Cảm giác “được tôn trọng”, đôi khi khó mà có được. Nhưng khi có được rồi, sẽ khiến chúng ta cảm nhận được “dù trải qua ba mùa đông vẫn còn thấy ấm áp”.
Rất nhiều người chúng ta đều biết rằng trong thang máy thông thường có lắp một chiếc gương, chiếc gương này để làm gì? Nhiều người có thể không trả lời được, mấy năm trước, tôi cũng không trả lời được.
Tôi luôn cho rằng chiếc gương đó là có tác dụng để giúp cho những người khi vào trong thang máy sửa sang một chút dáng vẻ của mình. Nhưng khi tình cờ biết được câu trả lời chính xác, tôi chợt thấy cảm động, giống như được ngắm làn mưa phùn nhẹ nhẹ.
Câu trả lời chính là: “Khi có người tàn tật ngồi xe lăn đi vào thang máy, anh ấy hay cô ấy không cần phải cố sức xoay người lại, mà vẫn có thể nhìn thấy đèn hiển thị các tầng từ trong gương”.
Từ những việc nho nhỏ hay những chi tiết tỉ mỉ thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác, tựa như một đóa hoa cúc nho nhỏ, tuy không xinh đẹp đến “kinh thiên động địa”, nhưng lại âm thầm lặng lẽ tỏa từng chút từng chút hương thơm, nhẹ nhàng mà thật ấm áp.
Theo Tinh Hoa/DKNVN
Các tin tức khác
- Thế nào là giúp thành tựu điều tốt đẹp của người khác? (17/08/2015 3:48)
- Sống trên đời để làm gì (17/08/2015 3:12)
- Câu chuyện về Socrates và những tin đồn (16/08/2015 4:40)
- GS Ngô Bảo Châu: Tính vô thường giúp tôi cân bằng (16/08/2015 4:31)
- Tha thứ có thể cải thiện sức khỏe (16/08/2015 4:17)
- Vô thường và sự đổi thay (16/08/2015 4:07)
- Hiểu về tâm (16/08/2015 3:54)
- Bà La Môn đại hỉ (15/08/2015 4:08)
- Thực tập chuyển hóa (15/08/2015 4:01)
- Túi thức ăn và bí mật của vị giám đốc đáng kính (15/08/2015 3:39)