Cuộc sống bao giờ cũng biến đổi, dù có sự can dự và mong muốn của mình hay không. Vấn đề là ta lại muốn sửa đổi nó theo ý riêng của mình, có thể vì ta nghĩ rằng đó là chân thật, là hay và đẹp. Nhưng phần lớn những cố gắng muốn sửa đổi của ta là dựa trên một sự tham ái hay ghét bỏ nào đó. Và vì vậy mà dầu ta có sửa đổi được gì đi chăng nữa, chúng cũng sẽ chỉ mang đến cho ta một sự an vui tạm thời nào đó mà thôi.
Nhưng điều ấy cũng không có nghĩa là ta hãy chấp nhận và không làm gì hết, mà là ta có thấy rõ được nó không? Vì nếu như ta không thấy được rằng nó phát khởi từ một sự tạo tác do những tham ái và mong cầu, thì cho dù có thể là hay là đẹp lúc đầu, nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ mang lại cho ta một sự bất an khác.
Tôi nhớ câu chuyện về đức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ đề. Trong kinh kể lại, Phật đã do dự trước khi Ngài quyết định trở lại với xã hội con người. Có lời giải thích rằng, sở dĩ đức Phật do dự là vì Ngài thấy rõ mỗi chúng sinh đều đang sống theo đúng luật nhân quả của họ, không ai có thể làm gì được, và dưới con mắt tuệ giác của Phật thì mọi việc tự nó đã là hoàn hảo rồi. Điều đức Phật chỉ có thể làm là khai thị, chỉ cho chúng ta thấy được con đường để tự mình giải thoát và đi đến tự do.
Nguyễn Duy Nhiên
Các tin tức khác
- Phật dạy 4 hạng người đáng thân và 4 hạng người phải tránh (30/10/2015 1:31)
- Tùy duyên là phải linh động, không cố chấp (30/10/2015 1:27)
- Thương ghét (30/10/2015 1:16)
- Đức Phật dạy đệ tử xuất gia trong kinh "Lời dạy cuối cùng của Đức Phật" (29/10/2015 1:05)
- Niềm tin có từ sự suy nghiệm (29/10/2015 12:49)
- Bốn đứa con (28/10/2015 3:07)
- Dứt bỏ ảo tình (28/10/2015 2:59)
- Tâm như thủy (28/10/2015 2:49)
- Niềm tin phát sinh từ lời nói của các bậc Thánh trí (28/10/2015 2:17)
- Dùng nhân vô sanh mới đạt đến quả vị vô sanh (27/10/2015 3:27)