Bi vô lượng

25/01/2016 4:06
Bi là lòng thường xót rộng lớn trước những nỗi đau khổ của chúng sinh và quyết tâm làm cho dứt trừ những đau khổ ấy. Nhưng chúng ta đã học trong khóa thứ ba nói về Tứ đế, cái khổ của chúng sinh thật là mênh mông, rộng lớn không thể nói hêt. Nó bao trùm cả nhân lẫn quả, cả thời gian lẫn không gian, cả phàm lẫn thánh, thật đúng là vô lượng khổ.

Khổ nằm trong nhân. Trong các kinh điển thường có câu: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Chúng sinh vì không sáng suốt cho nên chỉ khi nào quả khổ hiện ra mới lo sợ, chứ trong khi đang gây nhân thì lại không nhận thấy, mà vẫn cứ thản nhiên như không. Họ đang sống trong cảnh khổ mà họ không biết, nhiều khi lại là cho vui. Họ hoan hô tán thán và khuyến khích nhau gây khổ mà cứ tưởng là vui, như những đứa trẻ quẹt diêm quăng lên mái nhà lá, rồi vỗ tay reo mứng với nhau. Vì thiếu sáng suốt cho nên đôi khi họ gây khổ để cứu khổ, chẳng khác gì làm cho đỡ khát bằng cách uống nước mặn.

Khổ nằm trong quả. Ðã gây nhân quả, thì tất phải chịu quả khổ, đó là lẽ tất nhiên. Có ai trồng khoai mà được đậu bao giờ ? Thế mà người đời ít ai chịu công nhận như thế. Người ta oán trời trách đất, than khóc thảm thiết, làm cho cõi đời đã đen tối lại càng đen tối thêm, cuộc sống đã khổ sở lại càng khổ sở thâm.

Khổ sở bao tùm cả thời gian. Từ vô thỉ đến nay, cái khổ chưa bao giờ dứt, mà cứ trông thêm lên mãi. Nó gây nhân rồi lại kết quả, kết quả rồi lai gây nhân, cứ thé tiếp tục mãi trong một vòng lẩn quẩn, nmhư bánh xe lăn tròn trên đường thiên lý, không bao giờ dừng nghỉ.

Khổ bao trùm cả không gian. Cái khổ không có phương sở và quốc độ; ở đâu có vô minh thì ở đó có khổ ! Mà vô minh thì như một tấm màn vô tận, bao trùm không chỉ một thế giới khác nữa. Khoảng không gian mênh mông vô tận như thế nào, thì nỗi khổ đau cũng mênh mông vô tận như thế ấy:

Khổ chi phối cả phàm lẫn thánh. Chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, sauc sanh đã đành là khổ vo cùng, loài người vì say đắm nguc dục lạc, và tham sân, si chi phối, nên cũng quay cuồng lặn hụp trong biển khổ như còn chư thiên mặc dù không khổ như người, nhưng cũng không tránh được cái khổ vì ngũ suy tướng hiện. Cho đến các hàng thánh như Thanh Van, Duyên giác, vì còn mê pháp, trụ trước Niết Bàn, nên cũng không tránh khỏi nỗi khổ biến dịc sanh tử. Xem thế đủ biết nõi khổ thật là lớn lao vô lượng. Có được một lòng thương xót lớn lao vô lượng cân xứng với nỗi đau khổ vô lượng và có một chi nguyện cứu độ tất cả thoát khỏi nỗi đau khổ vô lượng, ấy là tâm Bi vô lượng.

Các vị Bồ Tát nhờ có lòng đại bi nên đã phát tâm bồ đề rộng lớn, thệ nguyện độ khắp tất cả. Các Ngài nhận thấy mình có sứ mạng vào trong sah tử để hóa độ chúng sinh, nên không chấp trệ ở Niết Bàn. Sứ mạng chính của các Ngài là gần gũi chúng sanh để:

Làm cho chúng sanh nhận được mặt thật của cõi đời, rõ thế nào là tà là chánh, là khổ là vui.

Làm cho chúng sanh nhận rõ được thân phận của mình mà thôi làm các điều ác, chừa các điều tội lỗi.

Xem như thế đủ biết lòng đại bi chính là động lực chánh để đi đến quả vi bỗ tát và Phật. Trong đại hội Hoa Nghiêm đức bồ tát Phổ hiền cũng tự nhận và nói như thế này: “Nhơn vì chúng sanh mà khởi lòng đại bi. Nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề. Nhơn phát tâm bồ đề tiến thành ngôi chánh giác”.

Câu nói của Ngài Phổ Hiền đã rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa. Phật đã dạy: “Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đát chúng sinh mà thôi”. Vậy, chúng ta là Phật tử, muốn tu bồ tát hạnh, tất phải mở rộng lòng Bi, thương xót tất cả, không phân chia nhân, ngã, bỉ, thử, và phải phát nguyện độ khắp tất cả, nghĩa là phải tu luyện cho có được một lòng Bi vô lượng.

 

HT. Thích Thiện Hoa

Các tin tức khác

Back to top