Suốt ngày luôn luôn có thể tạo phước đức, làm cho người khác và môi trường chung quanh một chút gì đó đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Buổi sáng quét ngoài hàng rào, vứt vào trong một cục đá có thể làm té người đi đường. Lượm một giấy rác bỏ vào thùng rác công cộng. Săn sóc một chậu hoa trong vườn cho người khác vui thích khi đến nhà…
Nhưng làm lợi ích cho người khác và môi trường chung quanh không chỉ vì lợi ích để dành về sau cho mình. Bên dưới hành động đó còn có động cơ là lòng từ bi. Người ta làm phước đức do lòng từ bi. Khi có lòng từ bi hiện diện thì khi ấy có hạnh phúc.
Không chờ đợi kết quả ắt phải đến, ngay khi làm lợi ích cho người khác chúng ta liền có niềm vui, hạnh phúc vì lúc đó chúng ta có từ bi. Tạo phước đức là sự thể hiện của lòng từ bi thành hành động.
Nếu làm lợi ích cho đời với một tâm thức có trí huệ, nghĩa là không tham, không sân, không si, không bám chấp, thì càng làm lợi ích chúng ta càng giải thoát, càng tự do. Lúc ấy phước đức được gọi là công đức vì gắn với trí huệ và cũng gắn với từ bi.
Làm việc phước đức có thể gắn liền với thực hành trí huệ. Kinh Kim Cương nói: “Bố thí (phước đức) mà không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (trí huệ)”. Khi tâm không trụ vào các tướng, tâm ấy bao la, do đó phước đức cũng trở nên bao la. Kinh nói tiếp: “Nếu Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí thì phước đức ấy không thể tính lường”.
Phước đức được gắn liền với trí huệ thì đây là con đường Bồ-tát, Bồ-tát hạnh. Nơi Bồ-tát hạnh, trí huệ và từ bi hợp nhất.
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 190
Các tin tức khác
- Tìm nơi trú ẩn để trốn thần chết ( 9/03/2016 3:19)
- Người nô lệ trút gánh nặng ( 8/03/2016 5:04)
- Có được gì sau mỗi lần thất bại? ( 8/03/2016 3:21)
- Đứa trẻ thơ ngây ( 7/03/2016 2:17)
- Có năm hạng người ban đêm ngủ ít thức nhiều ( 6/03/2016 1:22)
- Tìm lại chính mình ( 6/03/2016 1:00)
- Không có hạnh phúc nào bằng sự bình lặng tuyệt đối của nội tâm ( 6/03/2016 12:48)
- Người thực hành thiền quán thường có lượng đường trong máu tốt hơn ( 5/03/2016 3:16)
- Hoàn toàn tôn trọng đối phương ( 5/03/2016 3:05)
- Quán từ bi là sao? ( 3/03/2016 11:28)