Vậy thì phải hành thiền thế nào đây? Chúng ta phải sử dụng loại nỗ lực thiện (kusala) và loại cố gắng đúng đắn của nhẫn nại và kiên trì. Chánh niệm (sati) cần phải cân bằng. Sự tự tin vào chính mình và đức tin (saddhā) vào pháp hành cần phải cân bằng. Tinh tấn (viriya) cũng cần phải cân bằng. Những căn này, cùng với định (samādhi, sự ổn định của nội tâm) và tuệ (paññā) tạo thành ngũ căn (indriya) làm việc cùng với nhau trong thiền.
Tuệ giác không có cơ hội xuất hiện khi chúng ta quá chú tâm vào một đề mục mà không quán sát, tìm hiểu những gì đang diễn ra trong hiện tại (trạch pháp-dhamma vicaya)
Chúng ta không thể nói là mình hành thiền vipassanā khi chỉ làm mỗi việc là chú tâm tập trung vào đề mục, bởi vì thiền vipassanā là tập học hiểu về tiến trình thân và tâm của chính mình (danh-sắc, nāma-rūpa).
Trích DHAMMA EVERYWHERE
Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
Người dịch: Sư Tâm Pháp
Các tin tức khác
- Cuộc sống cần đến quy luật cân bằng (20/03/2016 1:10)
- Giữ giới (19/03/2016 1:11)
- Lợi ích của việc đi kinh hành (19/03/2016 1:00)
- 7 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Thiền sư Kodo Sawaki (19/03/2016 12:55)
- Những mặt khác nhau của hạnh kham nhẫn (19/03/2016 12:53)
- A-La-Hán có phàm thân hay không ? (19/03/2016 12:38)
- Đặng Thông đến chết cũng không tránh được thiên ý (19/03/2016 12:02)
- Tình yêu thương dành cho kẻ thù (18/03/2016 3:09)
- Hạnh phúc chân thật (18/03/2016 3:06)
- Không quyến luyến, không trốn tránh (17/03/2016 12:34)