Chắc rằng, khi chúng ta trêu chọc một người về một vấn đề gì đó, chúng ta chỉ đơn giản nghĩ đó là “cho vui”, “đùa một chút thôi mà”, “chẳng có gì nghiêm trọng” hoặc “không cần nghiêm túc quá”. Có những câu trêu chọc vô hại, nhưng có những câu trêu chọc lại để lại tổn thương sâu, thậm chí để lại “ám ảnh” đối với đối phương mà bạn không thể hình dung được. Bởi có những điều người nói có thể quên ngay nhưng người nghe thì nhớ mãi.
Không gì có sức sát thương tâm hồn ghê gớm như lời nói, những lời ác ý có thể khiến người khác đau khổ, tổn thương, thậm chí có thể khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống, gây ra những hệ lụy khôn lường.
Nói chuyện cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng.
Ảnh minh họa |
Dưới đây là 8 điều cần tránh nói để phúc lộc trọn đời
Không nói những lời tức giận
Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.
Không nói những lời thô bỉ
Những lời này dù có chân thật, dù có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý. Ví dụ: Ôi sao dạo này chị béo thế, chị phải tìm cách giảm cân đi chứ. Cổ nhân nói “trung ngôn nghịch nhĩ” là những lúc như thế này đây.
Tránh những lời nói dối
Đây là những lời nói giả dối có thể dễ lọt tai người nghe, hoặc là những lời ba hoa, khoác lác nhằm đề cao người nói. Chẳng có lời nói dối nào là sẽ không quay trở lại gây tai hại cho người nói, sau khi đã làm tổn thương người nghe.
Không nói những lời oán trách
Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?
Không nói những lời bí mật
Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề. Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.
Không nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi, sau này bạn sẽ khó mà có được hậu phúc nữa. Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.
Tránh nói những điều tầm thường
Những lời nói này tưởng như vô hại nhưng thật ra chúng lấy đi cơ hội để chúng ta suy ngẫm, lựa những lời hay, tiếng thật – những lời nói khiến ta gắn kết hơn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Ví dụ tối tối, thay vì nói những chuyện vô bổ, thay vì tán gẫu hoặc nói xấu người này người khác với các thành viên trong gia đình, ta có thể kể về những việc đã làm trong ngày, kể những chuyện vui, chuyện buồn, những bài học đúc kết được của mỗi người, chia sẻ với người thân để họ hiểu ta hơn.
Không nói những lời tổn thương
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không hiết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!
Theo Khỏe & Đẹp
Các tin tức khác
- Học để hoàn thiện mình ( 9/04/2016 1:58)
- Còn tiếp tục theo niệm là còn đi trong sanh tử ( 9/04/2016 1:44)
- Bố thí ít, bố thí nhiều! ( 9/04/2016 12:53)
- Sự tai hại do vô tâm ( 8/04/2016 1:28)
- Phật dạy: Học được điều này, bạn sẽ được hưởng phúc khí cả đời ( 8/04/2016 12:57)
- Tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra ( 7/04/2016 1:04)
- Ly nước ít ( 7/04/2016 12:57)
- Phật chỉ ra 7 việc không đáng để làm trong đời người ( 6/04/2016 12:11)
- Tĩnh lặng giữa trần gian ( 5/04/2016 10:43)
- Ít hài lòng về cuộc sống ( 5/04/2016 10:27)