Chỉ hiểu được một khía cạnh của kinh nghiệm sẽ không thể dẫn đến bất cứ tuệ giác nào. Dữ liệu chưa hoàn chỉnh và trí tuệ còn non yếu.
Điều quan trọng là phải nghiên cứu, tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra và có khả năng hay biết được tất cả mọi đề mục. Do đó, chúng ta làm việc với bất cứ đề mục nào sanh khởi; không cần phải tạo ra một kinh nghiệm nào hay giữ khư khư chánh niệm trên một đề mục nhất định nào đó. Chúng ta cần sử dụng trí tuệ cùng với chánh niệm để học hiểu về bất cứ cái gì đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại. Chỉ khi đó thì tầm nhìn của chúng ta mới được rộng mở, trí tuệ mới phát triển. Chúng ta cần rất nhiều thông tin (đôi khi được gọi là dữ liệu) để điều này diễn ra.
Hãy cảnh giác với tâm tham có thể sanh khởi một cách vi tế dưới dạng dính mắc với hoặc chống đối lại đề mục. Hãy lùi lại đằng sau một chút và quan sát, sử dụng tâm quán chiếu, tìm hiểu với thái độ đúng đắn ở đằng sau. Hãy tự hỏi mình các câu hỏi như: Cái gì đang diễn ra? Sự việc đang diễn ra tốt hay xấu? Có thực sự là tốt hay xấu thật không? Nó đúng hay sai? Tại sao nó lại diễn ra như vậy? Bởi vì bạn muốn hiểu nhưng gì đang diễn ra, bạn mới quan sát và tìm hiểu với trí thông minh. Ước muốn hiểu biết đã có sẵn ở đó trong tâm. Tâm quan sát với thái độ đúng đắn và sự nghiên cứu, tìm hiểu (trạch pháp) cần phải có mặt. Giờ đây bạn đã hiểu được thêm đôi chút sự khác biệt giữa tập trung chú tâm và thái độ chờ đợi, quan sát bằng trí tuệ.
DHAMMA EVERYWHERE
Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
Người dịch: Sư Tâm Pháp
Các tin tức khác
- Ly nước ít ( 7/04/2016 12:57)
- Phật chỉ ra 7 việc không đáng để làm trong đời người ( 6/04/2016 12:11)
- Tĩnh lặng giữa trần gian ( 5/04/2016 10:43)
- Ít hài lòng về cuộc sống ( 5/04/2016 10:27)
- Hãy trải nghiệm tật bệnh như một sự thực hành đầy lợi lạc ( 5/04/2016 12:02)
- Cắt đứt đuôi cáo ( 4/04/2016 11:23)
- Tu là phải tỉnh ( 4/04/2016 10:43)
- Quán xét khổ đau ( 3/04/2016 11:29)
- Đều là phàm phu ( 3/04/2016 10:37)
- Chẳng thể được ( 2/04/2016 6:12)