Shinkansen là tàu chạy nhanh nhất, và được coi như một biểu tượng ở Nhật Bản. Để đảm bảo 1 ngày có 20 chuyến chạy, thời gian dọn vệ sinh giữa các chuyến phải cực chính xác.
Thời gian giữa chuyến tàu về ga cuối và chuyến tàu khởi hành tiếp theo có 20 phút. Thời gian để hành khách lên hoặc xuống mất 5 phút. Những người dọn vệ sinh chỉ có 7 phút để làm việc.
Một đội dọn vệ sinh trên tàu Shinkansen. Ảnh: Ignition.co. |
Họ đã dọn vệ sinh mười mấy toa tàu trong 7 phút thế nào?
Khi một chuyến tàu Shinkansen đến ga cuối, đội dọn vệ sinh phải khẩn trương bắt tay vào công việc rất nhanh. Từng người dọn vệ sinh trong đội cũng phải đảm bảo đúng thời gian quy định.
Quy trình làm việc của họ như sau:
1- Cầm túi nilon thu rác ở cửa tàu khi hành khách đi xuống, kèm theo cái cúi đầu cảm ơn hành khách đã đi tàu và giữ gìn vệ sinh tàu.
2- Kiểm tra hành khách có để quên đồ trên tàu hay không.
3- Thu dọn rác lớn rơi trên tàu.
4- Lau bàn uống nước trên tàu, lau cửa sổ, kéo rèm cửa sổ lên.
5- Quét bụi từ ghế hành khách xuống sàn.
6- Thu dọn toàn bộ rác dưới sàn.
Người Nhật Bản rất tiết kiệm thời gian làm việc. Ví dụ ở công đoạn (4) nói trên, thay vì mở cả bàn uống nước, họ chỉ mở 1 ít vừa đủ để lau bên trong. Giữa các công đoạn, họ gần như đều chạy.
Người Việt học được gì từ "phép màu 7 phút" của người Nhật?
Điểm nổi bật số 1 trong cách làm việc của người Nhật là cực coi trọng việc đảm bảo giờ giấc.
Người Nhật luôn làm việc với quy định không được chậm trễ, sẽ làm ảnh hưởng đến công việc sau.
Với công việc dọn dẹp trên, chỉ 1 người trong 1 toa làm chậm ảnh hưởng đến toàn bộ tiến độ chung của cả đội, từ đó làm ảnh hưởng đến giờ xuất phát của các chuyến tàu tiếp theo. Chính vì vậy, từng người dọn vệ sinh Nhật luôn phải đảm bảo hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian quy định.
Điểm nổi bật thứ 2 của người Nhật là làm việc theo nhóm (Teamwork).
Như đã nói ở trên, chỉ 1 người trong 1 toa làm chậm ảnh hưởng đến toàn bộ tiến độ chung của cả đội. Do đó, mục tiêu làm việc không phải của 1 người mà là của 1 nhóm, 1 tập thể.
“Đặc trưng của người Nhật là để hoàn thành mục tiêu của tập thể, mỗi cá nhân phải tự xác định hoàn thành công việc của mình hiệu quả để đảm bảo tiến độ chung của toàn tập thể”, ông Toshiki Ando – Giám đốc giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ Giao lưu văn hóa Nhật Bản, chia sẻ.
Câu cửa miệng của người Nhật là “cải tiến, cải tiến, và cải tiến”.
Đấy cũng là một ưu điểm của người Nhật khi từng cá nhân luôn tìm tòi cách thức làm việc sao cho hoàn thành công việc hiệu quả trong thời gian nhanh nhất.
Người Nhật không quan niệm làm việc tốt hơn thì sẽ nhận lương nhiều hơn.
Họ làm việc trước hết là vì mục tiêu tập thể. Tất nhiên, khi làm tốt công việc của mình, qua đó đóng góp cho hiệu suất làm việc tốt của tập thể, không phải ngay lập tức nhưng theo thời gian các bạn sẽ được xem xét mức lương.
Nội dung được ghi lại theo chia sẻ của ông Toshiki Ando – Giám đốc giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ Giao lưu văn hóa Nhật Bản.
Theo Tri Thức Trẻ
Các tin tức khác
- Vừa đủ cho thân (20/04/2016 11:29)
- Thiện tri thức khuyên bảo nhau (20/04/2016 12:42)
- Thông điệp chia sẻ với mọi người (20/04/2016 12:22)
- Làm sao để tha thứ? (20/04/2016 12:08)
- Chỉ có ta là nơi nương tựa cho ta (Atta hi attano nātho) (20/04/2016 12:04)
- Hãy biết trân trọng tâm đang làm việc (19/04/2016 12:14)
- Lời dối trá tạo ra vận mệnh (17/04/2016 1:56)
- Phát Tâm Bồ Đề (17/04/2016 1:18)
- Thân vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại các loài hữu tình (16/04/2016 12:04)
- Học cách chấp nhận để cuộc đời không còn vướng bận (15/04/2016 11:12)