Bằng cách nuôi dưỡng sự tỉnh thức, ta dần có thói quen soi vào nội tâm của mình một cách khách quan thay vì nhìn ra bên ngoài với sự phán xét, bình phẩm, khen chê. Chánh niệm sẽ giúp mỗi người chúng ta trở về với chính mình, nhận lãnh trách nhiệm bản thân với những gì ta đã tạo ra, đã tác động chứ không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh. Chánh niệm tỉnh giác sẽ giúp ta rất nhiều trong việc giám sát, làm chủ cảm xúc của mình, dần bớt đi những tâm lý tiêu cực, nổi loạn vô cớ và trút lên người khác. Thực hành chánh niệm bắt đầu với sự chú tâm vào hơi thở, ta sẽ thuần thục trong hơi thở, trở về sống với trái tim thuần hậu đầy yêu thương, trong sáng, nhẹ nhàng với tất cả mọi người.
Với chánh niệm, ta nhận ra mình là một tế bào trong những mối quan hệ chằng chịt với con người và thế giới bên ngoài, do vậy ta thấy mình trở nên nhỏ bé giữa thế giới bao lo to lớn này. Một khi hiểu được mối lên hệ mật thiết giữa mình và thế giới cộng trụ tương sinh này, chúng ta ý thức hơn về hiệu ứng domino, rằng sự tác động và ảnh hưởng dây chuyền giữa ta và tất cả. Mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình có tác động, ảnh hưởng đến môi trường sống để chúng ta cần nhắc hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, ý thức nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống.
TG: Hằng Như
Các tin tức khác
- Thực hành thiền mỗi sáng (28/04/2016 11:28)
- Những người giàu nhất thế giới dạy con về tiền bạc như thế nào (28/04/2016 12:28)
- Tịnh và Thiền - Hai hướng đi, cùng một đích đến (28/04/2016 12:23)
- Thiết lập cây cầu (28/04/2016 12:10)
- Vai diễn cuộc đời (27/04/2016 12:09)
- Thập thiện (26/04/2016 1:42)
- 3 bí quyết để sống hạnh phúc mà “không tốn một xu” (26/04/2016 1:06)
- Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột đỉnh của Phật pháp là an lạc (25/04/2016 12:35)
- Vô tâm (24/04/2016 2:43)
- Tuổi trẻ với vấn đề Diệt Dục (24/04/2016 2:09)