Cống hiến hết mình cho pháp hành

16/05/2016 11:30
Tôi đã kể cho các bạn nghe những câu chuyện về cách tôi đã thực hành pháp như thế nào. Tôi chẳng có nhiều kiến thức. Tôi không học nhiều. Cái tôi học thực sự chính là cái tâm này của tôi, và tôi học hỏi một cách tự nhiên thông qua những kinh nghiệm thực tế, những thử nghiệm và sai lầm.

Khi tôi thích một cái gì đó, tôi liền quán sát xem cái gì đang diễn ra trong tâm mình và nó dẫn mình đi tớiđâu. Điều không thể tránh khỏi là nó luôn luôn dẫn tôi đi tới một nỗi khổ nàođó trong tương lai. Cách thực hành của tôi là quan sát chính bản thân mình. Khi hiểu biết và tuệ giác trở nên ngày càng sâu sắc, dần dần tôi hiểuđược chính mình.

Hãy thực hành hết mình, hãy cống hiến hết mình cho pháp hành. Nếu bạn muốn thực hành Pháp, vậy thì hãy cố gắng đừng nghĩ quá nhiều. Nếu trong khi hành thiền, bạn phát hiện mình đang cố gắng phấn đấu đểđạt được một kết quả nào đấy, thì tốt nhất là hãy dừng lại. Khi tâm đã lắng xuống và bình yên trở lại, bạn hãy suy xét: “Đó, chính nó đấy! Có phải chính là nó hay không?”, rồi dừng lại. Dọn hết tất cả mọi kiến thức lý thuyết và sự phân tích của bạn, gói kín lại và cất kín nó vào trong tủ. Vàđừng lôi nó ra để mà bàn luận hay để dạy người. Đó không phải là loại trí tuệ xuyên thấu vào bên trong tâm. Nó là loại kiến thức khác hẳn.

Khi thấy ra sự thật về một cái gìđó, thì nó lại chẳng giống như những điều được mô tả trong sách vở. Chẳng hạn, chúng ta viết từ“hưởng thụ dục lạc”. Khi dục lạc thực sự làm chủ tâm chúng ta, cái từđó chẳng thể nào chuyển tải được nguyên ý nghĩa như thực tế. “Sân” cũng như thế. Chúng ta có thể viết từấy lên bảng, nhưng khi chúng ta thực sự nổi sân thì kinh nghiệmấy lại chẳng giống thế chút nào. Chúng ta không thể đọc từ ấyđủ nhanh, mà tâm thìđã ngập đầy bởi cơn sân.

Đây là điểm cực kỳ quan trọng. Những lời dạy của Đức Phật về lý thuyết thì hoàn toàn chính xác, nhưng điều quan trọng là phải đưa nó vào trong tâm mình. Nó phải được thẩm thấu vào bên trong. Nếu Pháp không được mang vào bên trong tâm, bạn sẽ không thực sự hiểu được nó. Không thực sự thấy pháp. Tôi cũng như vậy, không khác. Tôi không học nhiều hiểu rộng, song tôi cũng học đủđể qua được vài kỳ thi về giáo lý. Một ngày nọ, tôi có cơ hội được nghe một bài thuyết pháp của một vị thiền sư. Trong khi đang nghe pháp, bỗng một vài suy nghĩ bất kính xen vào. Tôi không biết cách nghe một bài thuyết pháp thực sự như thế nào. Tôi không thể hiểu nổi vị thiền sư du tăng này đang nói về cái gì. Ngài dạy cứ như thể nó xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp của chính mình, cứ như là ngài đang đi cùng chân lý.

Thời gian trôi qua, mãi về sau khi đạt được những kinh nghiệm đầu tiên trong thiền tập, tôi đã tự mình thấy được sự thật về những gì vị thiền sư năm xưa đã nói. Tôi mới hiểu được thế nào là hiểu biết. Rồi theo sau sự trỗi dậy đó, những tuệ giác đến dần. Pháp đã ăn sâu bén rễ trong tâm tôi. Phải mất một thời gian rất, rất lâu tôi mới nhận ra được rằng tất cả mọi điều mà vị thiền sư du tăng thuyết hồi đó là từ chính những gì ngài đã tự mình chứng nghiệm. Pháp mà ngài đã giảng dạy đến từ kinh nghiệm thực tế của chính ngài chứ không phải từ sách vở. Ngài nói theo những hiểu biết và tuệ giác của ngài. Khi chính mình bước đi trên con đường đó, tôi đã gặp qua tất cả mọi chi tiết mà ngài đã mô tả và phải công nhận rằng ngài đã đúng. Vì vậy, tôi tiếp tục thực hành.

Hãy cố gắng tận dụng tất cả mọi cơ hội bạn có thể có để cố gắng thực hành Pháp. Dù rằng có bình an hay không, ở thời điểm này đừng lo lắng về điều đó. Ưu tiên hàng đầu là khởi động việc thực hành pháp và tạo nhân duyên cho sự giải thoát trong tương lai. Nếu bạn đã làm những việc cần phải làm, thì cần gì phải lo lắng đến kết quả.  Đừng lo rằng mình sẽ không đạt kết quả. Lo lắng không phải là bình an. Giả sử nếu bạn không làm những việc cần làm đó, thì làm sao có thể trông đợi kết quả sẽ đến? Làm sao có thể hy vọng thấy được nó? Chỉ những người gia công tìm kiếm thì mới có thể thấy. Chỉ người nào ăn thì người ấy no.  Tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta đều lừa dối chúng ta. Nhận rõ được điều này, thậm chí cả chục lần đi nữa, thì vẫn còn tốt chán.  Nhưng gã lưu manh ấy vẫn tiếp tục lừa gạt chúng ta bằng những câu chuyện dối trá xưa cũ. Nếu chúng ta biết hắn đang lừađảo mình, thì sự việc không đến nỗi tệ lắm, nhưng có thể phải rất rất lâu chúng ta mới nhận ra được điều đó.  Gã lưu manh nhẵn mặtđó vẫn cứ đến thường xuyên và lừa đảo chúng ta hết cú này đến cú khác.

Thực hành pháp là giữ giới, tu tập định và phát triển tuệ giác trong tâm mình. Hãy ghi nhớ và suy xét đến ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Hãy buông bỏ hết thảy mọi thứ, không trừ lại gì. Chính những hànhđộng của chúng ta là nhân và duyên sẽ trổ quả ngay trong kiếp sống này. Vì vậy, hãy cố gắng hết mình, với tất cả tấm lòng thành.

Ngay cả khi chúng ta phải ngồi trên một chiếc ghế dựađể hành thiền, chúng ta vẫn có thể tập trung chúý. Lúc đầu chúng ta không phải chú ý đến nhiều đề mục - chỉ cần chú ý vào hơi thở. Nếu thích chúng ta có thể niệm thầm “Phật”, “Pháp”, “Tăng” (Budha, Dhamma, Sangha) theo từng hơi thở. Trong khi tập trung sự chú ý, chúng ta không được kiểm soát hơi thở. Nếu hơi thở trở nên mất tự nhiên hay khó chịu, điều này cho thấy bạnđang thực hành sai cách. Khi còn chưa cảm thấy thoải mái với hơi thở, thì nó vẫn còn quá nông hay quá sâu, quá vi tế hoặc quá thô tháo. Nhưng khi chúng ta thư giãn với hơi thở, và thấy nó nhẹ nhàng, thỏa mái là chúng ta biết cách thực hành. Nếu không làmđúng, chúng ta sẽ mất hơi thở. Khi điều đó xảy ra, thì tốt nhất là dừng lại một chút và thiết lập lại chánh niệm.

Nếu trong lúc hành thiền, chúng ta thấy những hiện tượng lạ thường, hoặc tâm trở nên sáng chói, tỏa hào quang hay nhìn thấy cảnh chư thiên này nọ v.v… không cần phải sợ. Chỉ đơn giản ghi nhận những gìđang kinh nghiệm và tiếp tục hành thiền. Đôi khi, sau một lúc hành thiền, hơi thở trở nên chậm dần và ngừng lại. Cảm giác thở hình như biến mất và bạn hoảng sợ. Đừng lo, chẳng có gì phải sợ cả. Bạn chỉ nghĩ là hơi thở dừng lại thôi. Thực ra hơi thở vẫn còn đó, nhưng hoạt động ở mức độ vi tế hơn nhiều lúc bình thường. Sau một lúc, hơi thở sẽ tự trở lại bình thường.

Lúc đầu, chỉ cần tập trung vào việc làm cho tâm tĩnh lặng và bình an. Dù cho đang ngồi trên ghế, lái xe, bơi thuyền hay ở bất cứ nơi nào bạn đang có mặt, bạn cần phải đủ thành thục trong thiền đến mức có thể trở lại trạng thái tĩnh lặng ấy bất cứ lúc nào mình muốn. Khi bạn lên tàu và ngồi xuống, hãy nhanh chóng đưa tâm mình vào trạng thái tĩnh lặng. Ở bất cứ nơi nào bạn cũng có thể ngồi thiền được. Mức độ thành thục này cho thấy bạn đã quen thuộc hơn với con đường thực hành. Khi đó bạn hãy tập quán sát. Sử dụng sức mạnh của cái tâm bình an này để quán sát những gì bạn đang cảm nhận. Có lúc đó là những gì bạn đang thấy, có lúc là cái bạn đang nghe, nếm, ngửi, đụng chạm hay là suy nghĩ và cảm xúc trong tâm. Bất cứ sự xúc chạm giác quan nào đang tự thể hiện – dù bạn thích hay không thích nó – cũng đều phải quán sát.  Chỉ đơn giản hay biết những gì bạn đang cảm nhận. Đừng diễn dịch hay gán ghép ý nghĩa cho những đối tượng mình đang hay biết. Nếu nó tốt, chỉ cần biết nó tốt. Nếu nó xấu, chỉ cần biết là nó xấu. Đó là thực tại quy ước do con người chế định. Tốt hay xấu, tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Không thể trông cậy gì vào chúng cả. Chẳng có cái nào đángđể cho chúng ta bám víu hay dính mắc. Nếu bạn có thể duy trì thực hành tĩnh lặng và quán sát này, trí tuệ sẽ tự động sanh khởi. Khi đó tất cả mọi thứ được bạn cảm nhận và kinh nghiệm rơi vào ba cái giỏ vô thường, khổ, vô ngã. Đó là thiền vipassāna. Tâm đã được tĩnh lặng, mỗi khi một trạng thái tâm bất thiện nào nổi lên, hãy ném chúng vào một trong ba cái giỏ ấy. Đây chính là tinh yếu của thiền vipassāna: ném tất cả mọi thứ xuống vô thường, khổ, vô ngã. Tốt, xấu, kinh khủng hay bất cứ cái gì, vứt nó xuống. Chẳng bao lâu, hiểu biết và tuệ giác sẽ bừng nở giữa ba đặc tướng phổ quát ấy – mới là loại tuệ giác yếu và mờ nhạt. Trong giai đoạn đầu, tuệ giác còn yếu ớt và mờ nhạt, nhưng hãy cố gắng duy trì sự thực hành một cách liên tục. Rất khó để diễn tả thành lời nói, nhưng nó giống như một người nàođó muốn hiểu được tôi, họ phải đến và ở đây với tôi. Nhờ sự tiếp xúc hàng ngày, chúng ta mới hiểu được nhau.

Thiền sư Ajahn Chah

Các tin tức khác

Back to top