Cảm nhận hơi thở không phải là nghĩ về hơi thở mà cảm nhận trực tiếp từng hơi thở khi chúng trở thành đối tượng chính của chú ý. Lý do hơi thở trở thành một đối tượng ‘phổ thông’ khi thực tập vì một, hơi thở lúc nào cũng sẵn đó để chúng ta thực tập; hai, hơi thở biểu hiện cho thời tiết tình cảm trong tâm: khi vui hơi thở chúng ta khác, khi buồn thở khác, khi lo âu thở khác, khi giận dữ cũng khác vân vân...ba, Hơi thở là đời sống. Chúng ta có thể nhịn ăn nhiều tuần, nhịn khát trong vài ngày, nhưng chỉ nhịn thở trong vài phút! Chúng ta theo dõi những đợt sóng hơi thở trong suốt chiều dài của mỗi hơi thở vào hay ra. Khi hơi thở đi lạc mất dấu, chúng ta để ý chúng hiện ở đâu và sau đó nhẹ nhàng đưa chú ý trở về hơi thở. Trở về hơi thở có nghĩa là trở về hiện tại, ở đây bây giờ.
Khi bắt đầu thực tập chúng ta ngạc nhiên thấy là giữ chánh niệm trên hơi thở không phải là chuyện dễ dàng! Tuy nhiên quý vị không nên phán xét mình là một hành giả ‘dở’, vì dù hành giả có nhiều kinh nghiệm đến đâu, tâm cũng đi lạc. Cũng như bản chất mặt biển là ‘gây ra sóng’, bản chất của tâm là ‘đi lạc’ khỏi chú ý. Thực ra khi thực hành chúng ta không có ý trở thành một hành giả ‘giỏi’ hay ‘dở’. Chúng ta không muốn trở thành gì cả. Chúng ta chỉ muốn chú ý theo dõi những gì hé lộ từng khoảnh khắc một và trong từng hơi thở một.
Nói đúng ra cơ thể tự động thở mà không cần sự giúp sức của chúng ta, nhưng nhớ hơi thở không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất ở đây là chú ý (tức chánh niệm) và chất lượng của trãi nghiệm đang hé lộ trong giây phút hiện tại. Chú ý là điều mà chúng ta nhằm vun xới ở đây.
Thực hành chánh niệm mỗi ngày là một hành vi tử tế với cơ thể khi chúng ta trở về an trú trong hiện tại và sống thức tỉnh. Nếu giữ được chú ý trên hơi thở, sau khi một thời gian thực tập, chúng ta có thể chuyển chú ý về các sinh hoạt đời thường trong bất cứ trong hoàn cảnh nào.
Các bài thực tập trong chương trình MBSR
Của Jon Kabat Zinn (Massachusetts Medical Center)
Quán Như Phạm Văn Minh chuyển ngữ
Các tin tức khác
- Thế Tôn “chẳng nói tới người này” (11/07/2016 10:50)
- Nghịch cảnh phải nhẫn mà thuận cảnh cũng nhẫn (11/07/2016 10:41)
- Một tâm như bầu trời: Chú tâm thiện xảo và tỉnh giác rộng mở (10/07/2016 1:17)
- Hỏi về sức mạnh và sáng (10/07/2016 1:11)
- Phật dạy cách tiết chế khi ngạo mạn (10/07/2016 1:00)
- Sống với nhau ( 9/07/2016 1:38)
- Cuộc sống của chúng ta là kết quả của những gì mà tâm chúng ta xứng đáng được nhận ( 9/07/2016 1:28)
- Chẳng phải nhọc công xây thành đắp lũy, tâm bất động kia chính thành lũy muôn đời ( 9/07/2016 1:26)
- Ý nghĩa của hạnh phúc ( 8/07/2016 1:05)
- Từ bi quán ( 8/07/2016 1:03)