Khi giúp người với sự quyết tâm, ta đã đặt trọn vẹn tâm mình vào việc bố thí và đây là biểu hiện của đạo đức. Người sống đạo đức là người không lợi dụng người khác để đem lại lợi ích cho mình trên danh nghĩa làm từ thiện.
Ngày nay, hai chữ “từ thiện” bị lạm dụng nhiều và mất đi ý nghĩa cao đẹp vốn có của từ này. Nếu vì động cơ trục lợi và ham danh, rồi từ danh ấy đưa đến lợi nhiều hơn, thì việc bố thí, từ thiện phản tác dụng hoàn toàn. Đây không phải là giúp người khi danh nghĩa là “ta nuôi trẻ mồ côi” mà thực chất thì “trẻ mồ côi nuôi ta”. Có khi động cơ để bố thí, làm từ thiện ban đầu là trong sáng và có ý nghĩa tích cực, thế nhưng, khi đã lao vào công việc, nhất là bố thí, từ thiện trở thành một hoạt động “chuyên nghiệp”, khi tiếp xúc với tiền bạc, vật chất, với sự lôi cuốn, quyến rũ của danh và lợi, ta không giữ được “bình tĩnh”!
NT Huỳnh Liên từng viết “Nhưng trong cõi trần ai bụi bặm; Giữ làm sao khỏi lấm tấc son” là vậy. Chỉ những người có đạo đức thanh cao mới tận tâm, tận lực giúp đỡ người khác một cách vô điều kiện. Sự thuần khiết trong tâm hồn là nguồn năng lượng thiện lành để nuôi dưỡng sự quyết tâm giúp người. Chỉ có sự quyết tâm cao độ mới giúp người bố thí vượt qua những trở ngại, khó khăn trên con đường làm thiện, nuôi dưỡng tâm thiện của mình.
TG: Hằng Như
Các tin tức khác
- Tốc độ của hạnh phúc là chậm rãi (14/07/2016 1:48)
- Quán niệm hơi thở (13/07/2016 2:05)
- Thế Tôn “chẳng nói tới người này” (11/07/2016 10:50)
- Nghịch cảnh phải nhẫn mà thuận cảnh cũng nhẫn (11/07/2016 10:41)
- Một tâm như bầu trời: Chú tâm thiện xảo và tỉnh giác rộng mở (10/07/2016 1:17)
- Hỏi về sức mạnh và sáng (10/07/2016 1:11)
- Phật dạy cách tiết chế khi ngạo mạn (10/07/2016 1:00)
- Sống với nhau ( 9/07/2016 1:38)
- Cuộc sống của chúng ta là kết quả của những gì mà tâm chúng ta xứng đáng được nhận ( 9/07/2016 1:28)
- Chẳng phải nhọc công xây thành đắp lũy, tâm bất động kia chính thành lũy muôn đời ( 9/07/2016 1:26)