Khi không chắc chắn về những gì đang diễn ra, chúng ta phản ứng bằng nỗi sợ hãi và bắt đầu gọi tên mọi thứ bằng đen – trắng, tốt – xấu, nhất định thua – nhất định thắng. Xuất hiện quá trình gọi tên một điều gì đó là vì chúng ta không chắc về những gì xa hơn sẽ làm tăng ảo ảnh về sự nhị nguyên.
Tư duy nhị nguyên tạo ra một viễn cảnh hung hăng bởi chúng ta chiếu ra một “tự ngã” và “tha nhân” để rồi quá trình này sẽ trở thành một chu trình: nhị nguyên càng cao, sợ hãi càng nhiều.
Vô ngã hay tu tập tức thời sẽ giải phóng chúng ta khỏi vòng tròn này. Tuy nhiên, khi sợ hãi đã trôi qua và chúng ta không thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực phát sinh thì tự do nội tại sẽ xuất hiện từ vô ngã vượt quá khả năng của chúng ta. Thay vào đó chúng ta trở nên bất ổn định. Chúng ta sống trong một kí ức quá khứ hoặc trong ảo tưởng tương lai. Chúng ta đang mắc kẹt, không thể nhìn thấy sự thật hay thay đổi của hiện tại.
Ở trung tâm của Phật pháp là chân lý: thế gian dễ biến đổi. Khi chúng ta thực hành tức khắc chúng ta sẽ thấy dòng chảy một cách rõ ràng. Hiện tại là hiện tại. Không có điều gì khác nữa. Nếu nhận thức được chân lý ấy, chúng ta sẽ dừng việc lảng tránh mọi thứ và dấn thân hết mình vào cuộc sống của mình. Giáo lý Shambhala gọi điều này là “chất lượng của ngựa gió”*, lungta – chúng ta cất cánh khỏi những gì bị mắc kẹt và tung mình về phía trước.
Ở thời kì đặc biệt này, chúng ta đang đối mặt với một mức độ cao của nỗi sợ hãi. Chúng ta sở hữu tự do vật chất sai lầm đối với chính tự do. Hiện tại, những quy luật tự nhiên của vũ trụ đang bắt kịp chúng ta. Quy luật phụ thuộc lẫn nhau đang cho chúng ta thấy rằng không có gì thực sự tự do, ai cũng phải trả giá cho tự do. Mặc dù tồn tại nhiều phức tạp trong cách thức mà chúng ta đạt đến trạng thái này nhưng trong bản chất thì nguyên nhân không hề phức tạp. Nó chính là kết quả của mô thức thường lệ được gọi là bản ngã.
Giá trị của Phật pháp là vô ngã – có nhiều giá trị hơn chứ không chỉ là một trạng thái biệt lập trên thảm thiền định. Đặc biệt trong tình trạng bất ổn tài chính hiện nay, chúng ta cần phải có một cấp độ vô ngã. Đó là điều mà chúng ta có thể đem vào cuộc sống thường nhật của mình. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã quá đông đúc cũng như quá nhỏ cho quá nhiều cái tôi lớn nhưng lại tồn tại trong những thời gian căng thẳng như vậy, chúng ta có xu hướng cô lập bản thân và tái củng cố bản ngã. May mắn thay, chúng ta sở hữu những công cụ để thay đổi hoàn toàn mô thức [thường lệ] này.
Đức hạnh gì chúng ta có thể phát triển để vượt qua nỗi sợ hãi đã đóng băng cuộc sống vào ảo giác nhị nguyên? Tính hòa nhã là chìa khóa trong việc khắc phục sự xâm lược là kết quả của quá trình bất ổn định. Chúng ta đang sống trong một thời kì mà ngay cả khi trong tâm trí của mình chúng ta cũng rất khó khăn tìm thấy an tịnh. Chúng ta gọi tên nhiều lầm lỗi trong bản thân, chúng ta trở nên khắc nghiệt với chính mình. Khi chúng ta không thể tìm thấy an tịnh với chính con người mình thì thật khó khăn để tìm thấy an tịnh nơi tha nhân. Vì vậy chúng ta phải bắt đầu tu tập an tịnh bằng cách hòa nhã với chính mình. Khi chúng ta hòa nhã với chính mình, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ hòa nhã với những người khác.
Một phần của việc hòa nhã với tha nhân là không được đổ lỗi cho họ. Tìm một ai đó để đổ lỗi là một con đường sai lệch để rồi kéo chúng ta đi lùi lại con đường. Nếu chúng ta hòa nhã với tha nhân, chúng ta không phải cố gắng để chiến đấu với thế giới. Đây là cách chúng ta tham gia vào xã hội giác ngộ.
Bài viết của Sakyong Mipham Rinpoche đăng trên Lion’s Roar
Dân Nguyễn dịch
* Ghi chú: “Ngựa gió” là câu chuyện ngụ ngôn về tâm hồn con người trong truyền thống Saman giáo Đông Á và Trung Á. Trong Phật giáo Tây Tạng, ngựa gió được bao gồm như là yếu tố then chốt trung tâm của tứ linh vật biểu trưng cho bốn hướng và cũng là một biểu tượng của hạnh phúc và may mắn. (Wikipedia)
Các tin tức khác
- Tùy duyên phải bất biến (13/08/2016 1:32)
- Nguyên nhân tục đốt vàng mã (13/08/2016 1:25)
- Chân thật (12/08/2016 2:03)
- Chữ "hiếu" xưa và nay (12/08/2016 1:55)
- Địa ngục đâu chỉ là ẩn dụ (11/08/2016 1:45)
- Tình thương qua sự cảm thông (11/08/2016 1:43)
- Rằm tháng Sáu: Ngày Chuyển Pháp Luân (11/08/2016 1:40)
- Sống trong hiện tại (10/08/2016 1:39)
- Đời người như giấc mộng, hãy thức tỉnh! (10/08/2016 1:27)
- Phật không thấy ai là kẻ thù ( 9/08/2016 12:33)