30/11/2016 2:07
Ngày xưa có một người nuôi chim, người ấy bắt chim về nuôi trong một cái lồng, sau đó vỗ béo chúng rồi hàng ngày lựa những chú chim to béo làm thức ăn.
Trong lồng chim có một con chim biết được dụng ý của người nuôi chim khi đút cho chúng toàn những thức ăn ngon, bổ. Nó nghĩ: “Nếu mình không ăn thì không còn sức lực để sống tiếp mà thoát ra ngoài. Nếu ăn nhiều thì sẽ béo lên, chủ nhân sẽ bắt giết thịt. Vậy ta nên ăn chỉ vừa đủ duy trì sự sống”.
Thế là hàng ngày chim chỉ ăn một ít gạo, uống một ít nước. Thân thể nó gầy dần nhưng không chết.
Thời gian sau, thân chim đã gầy đến mức có thể chui ra khỏi lồng. Trong một đêm vắng, nó đã thật sự chui ra khỏi lồng và cất cánh bay thẳng lên bầu trời, thực hiện ước mơ tự do của mình.
Trích “Xuất Diệu kinh”
Lời bàn:
Khi Phật giáo ra đời, Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo khác nhau, có phái chủ trương diệt dục, có phái chủ trương khổ hạnh, có phái chủ trương tận hưởng khoái lạc… Đức Phật Thích Ca cho rằng không nên quá hưởng thụ khoái lạc cũng không nên quá khổ hạnh ép xác, mà nên trung hòa giữa hai con đường đó, đó tức là con đường “trung đạo”.
Con chim kia đã khôn ngoan chọn con đường trung đạo này để thoát khỏi cái lồng giam cầm, chết chóc. Đệ tử học Phật pháp cũng nên chọn con đường trung đạo để tu hành Phật pháp, vì đây là con đường dễ dàng thực hiện nếp sống phạm hạnh nhất, dễ làm tâm trí thanh tịnh nhất.
Khi Phật giáo ra đời, Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo khác nhau, có phái chủ trương diệt dục, có phái chủ trương khổ hạnh, có phái chủ trương tận hưởng khoái lạc… Đức Phật Thích Ca cho rằng không nên quá hưởng thụ khoái lạc cũng không nên quá khổ hạnh ép xác, mà nên trung hòa giữa hai con đường đó, đó tức là con đường “trung đạo”.
Con chim kia đã khôn ngoan chọn con đường trung đạo này để thoát khỏi cái lồng giam cầm, chết chóc. Đệ tử học Phật pháp cũng nên chọn con đường trung đạo để tu hành Phật pháp, vì đây là con đường dễ dàng thực hiện nếp sống phạm hạnh nhất, dễ làm tâm trí thanh tịnh nhất.
Theo GHPGVN
Các tin tức khác
- Món quà của sự chờ đợi (29/11/2016 1:32)
- Tùy duyên là linh động, là không cố chấp (29/11/2016 1:05)
- Lục hòa (28/11/2016 1:25)
- Tu tập - tọa thiền (27/11/2016 1:37)
- Mong manh và ngắn ngủi (27/11/2016 1:27)
- Mở bàn tay ra (26/11/2016 1:36)
- Nhận ra bản tánh chân thật của mình (26/11/2016 1:29)
- Hoàn cảnh nào cũng có thể tu được (25/11/2016 1:34)
- Bài học đạo lý từ sự cúng dường (23/11/2016 11:48)
- Muôn vật hiện có trên cõi đời đều là tương đối (23/11/2016 11:43)