Nếu chúng ta chỉ luôn luôn chạy theo sự sung sướng và quay lưng với đau khổ thì suốt đời ta không thấy được pháp. Thật là vô ích! Khi sung sướng hay đau khổ xuất hiện, chúng ta hãy thực tập giáo pháp để thoát khỏi sự kềm chế của chúng, và đây mới là sự thực tập tốt, có lợi ích.
Thông thường, khi chúng ta đối diện với một điều bất như ý, chúng ta không chấp nhận nó. Như người ta thường than van : " Ðừng làm phiền tôi! Tại sao đổ lỗi cho tôi ?" Ðây là một người hoàn toàn bị 'bưng bít' và bị tách rời.
Lúc nầy là lúc mà ta cần phải thực tập. Khi người ta phê bình, chúng ta nên lắng nghe. Nếu họ đang nói sự thật ? Chúng ta nên cởi mở cõi lòng và gắng sửa đổi. Có thể có một điều nào đó mà họ nói đúng, và vì tự ái ta đã phản ứng lại và chống đối họ. Nếu người ta chỉ lỗi của mình cho mình thấy thì mình nên cố gắng loại bỏ thói xấu ấy. Và đây mới là sự thực tập của một người có trí tuệ.
Có những người không chịu được sự phê bình, họ rất là tự cao. Và như vậy họ quay lại và gây gỗ. Ðây là một sự thật hiển nhiên khi một người lớn đối xử với một đứa nhỏ. Ðôi lúc những đứa trẻ nói những điều rất là hay, rất là thông minh, nhưng nếu bạn là bậc cha mẹ, chẳng hạn, thì bạn đâu dễ dàng gì mà chấp nhận. Nếu bạn là một thầy, cô giáo mà học sinh nói một điều gì đó mà bạn không biết, bạn đâu có chấp nhận dễ vậy. Và nếu nghĩ như thế thì đã sai rồi.
Ajahn Chah
Các tin tức khác
- Vô tâm (14/01/2017 1:31)
- Chuối có độc (13/01/2017 1:44)
- Hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh (13/01/2017 1:40)
- Dạy trẻ (12/01/2017 2:06)
- Người Thái phát minh ra chiếc bát làm từ lá cây, thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp độc hại (12/01/2017 2:04)
- Học viết (11/01/2017 1:23)
- Phật dạy người tu hành về nhẫn nhục (11/01/2017 1:18)
- Đi tìm kho vàng (10/01/2017 1:45)
- Đóng bàn ghế (10/01/2017 1:40)
- Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau (10/01/2017 1:13)