29/09/2017 2:29
Ngu dốt là sự không hiểu biết của con người, cho nên ngu dốt cũng đem tới nhiều tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội, nghĩa là ta sống chung với nhiều người ngu dốt thì phải gánh lấy mọi hậu quả không thể lường trước được. Có thể nói ngu dốt đồng nghĩa với si mê không có kiến thức, không hiểu biết chân chính, không tin sâu nhân quả về mối quan hệ trong thế giới mà mình đang sống, ngu dốt cũng có thể là cố chấp không chịu học hỏi hay lắng nghe.
Từ ngàn xưa cho đến nay, nhân loại luôn tìm cách làm thay đổi đời sống con người, thay đổi hoàn cảnh, nhưng chưa ai hoàn toàn hạnh phúc trọn vẹn, trên cuộc đời này ngoại trừ chư Phật, chư vị Bồ tát, thánh nhân đã lìa khỏi dục vọng. Khi đau khổ, con người thường đổ lỗi cho người khác, tại người này, tại người kia làm cho tôi khổ, tại hoàn cảnh gia đình và xã hội, ít ai dám chấp nhận là do mình tạo ra.
Đức Phật dạy: "Vì vô minh không thấy đúng lẽ thật về tất cả mọi hiện tượng sự vật mà con người phải chịu phiền não khổ đau trong luân hồi sinh tử". Nói theo từ ngữ Việt Nam là ngu dốt, không hiểu rõ lý duyên sinh, lý nhân quả, từ đó con người sinh khởi các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… rồi làm khổ đau cho nhau.
Có một câu chuyện dân gian đáng để cho chúng ta suy gẫm về nghĩa lý sâu xa của nó:
“Một ông nhà giàu nọ đi ăn giỗ cùng người đầy tớ. Sau khi ăn uống xong, thấy bánh ít chủ nhà đãi ngon quá, ông nhà giàu khởi lòng tham nên lén lấy mấy cái bánh ít đưa cho đầy tớ bỏ vào giỏ xách mang về cho ông. Người đầy tớ cứ ngỡ là ông chủ cho mình, bèn lấy ra ăn hết sạch. Trên đường trở về nhà, ông nhà giàu đi trước, người đầy tớ từng bước theo sau hộ tống. Ông nhà giàu thấy vậy tức quá quay lại mắng người đầy tớ:
“Một ông nhà giàu nọ đi ăn giỗ cùng người đầy tớ. Sau khi ăn uống xong, thấy bánh ít chủ nhà đãi ngon quá, ông nhà giàu khởi lòng tham nên lén lấy mấy cái bánh ít đưa cho đầy tớ bỏ vào giỏ xách mang về cho ông. Người đầy tớ cứ ngỡ là ông chủ cho mình, bèn lấy ra ăn hết sạch. Trên đường trở về nhà, ông nhà giàu đi trước, người đầy tớ từng bước theo sau hộ tống. Ông nhà giàu thấy vậy tức quá quay lại mắng người đầy tớ:
- Tao đâu phải là tù binh mà mày đi theo sau áp giải. Người đầy tớ nghe chủ trách mắng bèn xin lỗi và tiến lên đi song song với ông chủ.
Ông nhà giàu lại càng bực tức hơn, nên quát lớn rằng:
Ông nhà giàu lại càng bực tức hơn, nên quát lớn rằng:
- Bộ tao với mày là bạn bè hay sao mà mày hiên ngang, đi ngang hàng với tao, hả?
Người đầy tớ lúc bấy giờ nghe ông chủ nói thế, sợ quá bèn vội vàng đi nhanh trước ông như người dẫn đường. Ông nhà giàu thấy thế bực mình quá, đạp vào mông người đầy tớ một cái rồi mắng:
- Bộ mày là cha tao hay sao mà dám đi trước mặt tao? Người đầy tớ lúc này tiến thoái lưỡng nan chẳng biết phải đi như thế nào cho đúng, bèn chấp tay lại thưa:
- Dạ thưa ông chủ, xin ông mở rộng lòng từ bi mà dạy con phải đi như thế nào mới đúng ạ?
Lúc này trong lòng ông nhà giàu lửa sân đang cháy bùng lên, nên nói:
- Bánh ít của tao đưa mầy đâu rồi?
- Dạ, con tưởng ông cho nên con ăn hết rồi.
Qua câu chuyện trên đã nhắc nhở cho chúng ta điều gì? Tại sao ông nhà giàu có thái độ khó chịu như thế là do người đầy tớ đi không đúng phép hay do người đầy tớ ăn hết bánh của ông? Ai cũng thấy rõ, ông nhà giàu từ ngu si chấp ngã mà sinh ra tham lam rồi bực tức nóng giận khi bị tên đầy tớ ăn hết phần ăn của mình.
Nếu chúng ta nhìn người khác với cái tâm tham lam, ích kỷ, ganh ghét, tật đố, với cái tâm đầy thành kiến, giận hờn thì mình không thấy rõ, hiểu rõ được sự thật, những gì mình đang thấy, đang nghe, đang tiếp xúc. Nếu chúng ta nhìn người khác với cái tâm vẩn đục như thế, thì mình thấy ai cũng xấu xa lầm lỗi, thấy ai cũng ngu dốt dù thực tế họ rất dễ thương, họ có nhiều điểm đáng cho chúng ta yêu quý, họ có nhiều điều hay đáng cho mình học hỏi.
Thế giới con người ngày nay phát triển, tiến bộ, so với thời xa xưa gấp trăm vạn lần, đem lại sự văn minh vật chất tột đỉnh. Mặc dù được như thế, nhưng con người vẫn phải đối mặt với nhiều hiểm họa khổ đau do bạo động, khủng bố, chiến tranh, thiên tai sóng thần, động đất, bão lũ có thể dẫn đến bị hủy diệt toàn cầu do vũ khí nguyên tử hạt nhân sản xuất và sử dụng lạm phát.
Nói tóm lại, sự ngu dốt của con người là do vô minh làm nhân phiền não mà con người phải chịu khổ đau bế tắc chứ không phải do những điều kiện, khách quan bên ngoài. Vô minh phiền não chính là cái gốc, từ sự lầm chấp cái tôi này là cội nguồn của muôn sự khổ đau. Nếu chúng ta biết cách buông xả trong từng phút giây thì phiền não, vô minh không thể tác động được nên ta sống bình yên hạnh phúc.
Đức Phật đã thấy rõ lý duyên sinh trùng trùng duyên khởi làm nhân cho nhau lớp lớp, chằng chịt đan xen, xuyên suốt trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai chứ không phải chỉ trong một đời này. Nhân đưa đến quả, quả lại làm duyên cho nhân, vừa là nhân của cái này cũng là quả của cái khác, vô số nhân, duyên, quả hình thành nên đời sống con người và bầu vũ trụ bao la này.
Vì ngu dốt tức là vô minh, không thấy được lý duyên sinh nhân quả, không thấy vạn pháp vô ngã nên sinh khởi ra các sự dối trá lường gạt rồi bóc lột chiếm hữu người khác. Khi hiểu được bản chất và những quy luật của đời sống, chúng ta sẽ cố gắng rèn luyện tu tập để không bị sa ngã bởi dòng đời vẫn đục, nhờ vậy con người sẽ biết cách chuyển hóa nỗi khổ niềm đau để sống hạnh phúc hơn.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Các tin tức khác
- Biết chọn lựa nghề nghiệp chân chính (28/09/2017 2:13)
- Trả nợ hay hiến dâng (27/09/2017 2:38)
- Làm người mới bắt đầu (26/09/2017 1:59)
- Tâm từ (26/09/2017 1:51)
- Gieo Nhân - Gặt Quả (25/09/2017 2:20)
- Thất tình lục dục làm chướng ngại tâm tu đạo (22/09/2017 2:36)
- Cẩm nang giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống (22/09/2017 2:27)
- Tâm sở hữu (21/09/2017 2:41)
- Đạo Phật đem lại hạnh phúc ngay nơi cuộc đời này (21/09/2017 2:06)
- Ta hạnh phúc liền giây phút này (20/09/2017 3:22)