14/02/2018 3:36
Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là Người khéo tu Phật sẽ được bình an hạnh phúc. Với đề tài này chúng tôi chia ra làm hai phần: Một, người Phật tử khéo tu hay Tăng Ni khéo tu Phật sẽ được bình an và hạnh phúc qua sự gìn giữ giới luật của Phật dạy. Hai, chúng ta tu Phật được bình an và hạnh phúc qua trí tuệ Phật chỉ dạy.
Trước hết tôi nói về phần giới luật. Các Phật tử khi qui y Tam Bảo rồi đều nguyện giữ năm giới, tức là năm điều răn cấm của đức Phật. Vì đức Phật thấy tường tận những nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người, nên Ngài chỉ bảo các hàng đệ tử phát tâm tu theo, để tránh quả đau khổ do mỗi người vô tình hay cố ý tạo nên. Vì vậy Ngài có năm điều răn cấm.
Người ta hay đặt vấn đề: Tại sao đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo tự do mà phải giữ giới luật? Đã giữ giới luật tức là có sự ràng buộc. Như vậy là mất tự do rồi. Thật sự không phải thế, mà chính nhờ giữ giới luật nên chúng ta mới được tự do.
Tôi thí dụ, Phật tử khi ra đường, nhất là các cháu thanh niên cỡi xe Honda, nếu không giữ luật lệ thì sẽ tông vào nhau rồi chết chùm phải không? Như vậy, muốn tránh tai nạn giao thông người đi đường phải biết giữ luật đi đường. Nhờ thế mọi người mới không tông vào nhau, không làm khổ cho nhau. Ngược lại, nếu không có luật lệ thì chúng ta sẽ gây ra tai họa làm khổ cho mình, cho người. Như vậy giữ luật đi đường là bó buộc hay tôn trọng tự do? Nếu cho đó là bó buộc không muốn giữ thì người đi đường xảy ra tai nạn nhiều, nên điều này chúng ta cần phải chiêm nghiệm lại.
Cũng vậy, người tu Phật nếu không có giới luật thì sẽ buông lung phóng túng và dẫn đến những việc làm trái đạo lý, tu hành không tới đâu. Phật vì lòng từ bi muốn cho hàng đệ tử từ tại gia cho đến xuất gia, ai ai cũng có một khuôn khổ, một lối đi đúng đắn, không bị giẫm đạp lên nhau, không bị đụng chạm lẫn nhau, vì vậy Ngài chế ra giới luật.
Giới luật là nền tảng của đạo đức, giới luật cũng là con đường đưa tới sự an lạc giải thoát, nếu không có giới luật thì khó mong được giải thoát. Chúng ta đều biết năm giới là giới luật đầu tiên của hàng Phật tử tại gia:
1. Không được sát sanh.
2. Không được trộm cướp.
3. Không được tà dâm.
4. Không được nói dối.
5. Không được uống rượu mạnh, không hút á phiện, xì ke, ma túy, các chất say nghiện v.v…
Nếu người Phật tử phạm giới sát sanh, sát sanh đây là giết người thì kẻ ấy có được bình an không? - Nhất định là không. Mà không bình an thì cuộc đời cũng không có hạnh phúc. Do đó muốn đời tu của chúng ta được bình an thì phải giữ giới không sát sanh. Giữ giới như thế không những bản thân chúng ta được bình an mà mọi người chung quanh cũng được bình an. Ngược lại cứ sát phạt nhau thì cuộc sống sẽ hỗn độn, tang tóc. Do đó vì sự bình an và hạnh phúc của gia đình mình và mọi người nên chúng ta giữ giới không sát sanh. Đó là giới thứ nhất.
Giới thứ hai, không được trộm cướp. Một người khi đã ăn trộm, ăn cướp của kẻ khác thì người đó có bình an không? Dĩ nhiên là không. Họ phải nghĩ, phải lo, phải sợ vì ngày nào đó họ sẽ bị phát giác, rồi phải bị tù v.v… Trong lòng người đó lúc nào cũng bất an. Mà đã bất an thì không có hạnh phúc. Người ta cứ ngỡ rằng làm có nhiều tiền, nhiều của là hạnh phúc, nhưng mấy tên ăn trộm, ăn cướp được nhiều tiền nhiều của có hạnh phúc không? Hay cứ trốn chui trốn nhủi, rày đây mai đó, lẩn tránh công an, cảnh sát. Như vậy làm sao bình an, làm sao hạnh phúc được. Cho nên nếu người Phật tử phạm giới trộm cướp rồi thì sẽ bất an, không có hạnh phúc. Như vậy giữ giới không trộm cướp là bảo vệ đời mình được bình an và hạnh phúc. Đó là giới thứ hai.
G
iới thứ ba, không được tà dâm. Nghĩa là người Phật tử sau khi có gia đình, có chồng vợ rồi, không được ngoại tình với kẻ khác. Nếu ngoại tình với kẻ khác là phạm tội tà dâm. Quí Phật tử hoặc là chồng hoặc là vợ đã qui y giữ năm giới mà còn ngoại tình với kẻ khác thì gia đình có an ổn không? Hay đó là nguyên nhân dẫn đến gia đình tan nát. Đã làm cho gia đình tan nát thì bản thân người phạm giới bất an và cả gia đình cũng bất an theo. Đó là một nỗi khổ lớn.
Như vậy người Phật tử giữ gìn giới không tà dâm thì gia đình bình an, hạnh phúc. Do đó chúng ta thấy giữ giới không tà dâm là bảo vệ hạnh phúc cho gia đình chớ không phải chuyện thường. Nếu xét kỹ, ngày nay giữ giới không tà dâm còn tránh được tai họa của căn bệnh Sida nữa. Sở dĩ con người bệnh tật khổ đau là cũng tại lôi thôi mới sanh chuyện như vậy. Rõ ràng nhờ giữ giới mà chúng ta có được sự bình an chân thật và gia đình cũng được hạnh phúc an vui.
Giới thứ tư là giới không nói dối. Nói dối ở đây tôi chỉ hạn cuộc trong ba nguyên nhân:
1. Vì tham nên nói dối để lừa đảo, gạt gẫm người mưu lợi cho mình, gây hại cho người.
2. Vì lòng nóng giận, nói để người bực tức.
3. Vì hiểm độc nên nói dối để vu oan, cho người phạm luật này, tội kia v.v…
Kẻ dối gạt như vậy trong lòng có bình an không? Chúng ta dối gạt thì sớm chầy gì người cũng biết sự gian dối của mình. Tuy là dối gạt được, lấy của người đem về cho mình nhưng trong lòng chúng ta luôn bất an. Đã bất an thì làm sao có hạnh phúc.
Vì thế người tu phải giữ không nói dối để khỏi phải ray rứt trong lòng, tâm được bình an. Tâm được bình an thì mới vui tươi hạnh phúc. Nên những người điêu ngoa, xảo trá lừa bịp thiên hạ, tuy thấy như giàu sang, tiền của nhiều nhưng không yên ổn, bởi vì chưa biết ngày nào họ sẽ vô khám. Đó là tai họa đối với người lường gạt của cải.
Người hay nói dối còn có thêm một tai họa này nữa. Khi kẻ gian dối nói không thật, lần đầu người ta tin nhưng sau đó người ta biết mình nói dối thì những lần sau không ai tin nữa cả. Đến khi chúng ta có nói thật người ta vẫn không tin. Như vậy chúng ta đã đánh mất lòng tin của người. Đã mất lòng tin của mọi người thì cuộc sống của chúng ta bị lạc lõng như người đi trong sa mạc. Bởi vì ta nói không ai tin hết, thành ra không ai thông cảm với ta. Cho nên nói dối là tạo sự bất an ở lòng mình và mọi người. Từ đó người xa lánh mình và mình trở thành cô độc. Đó là tai họa từ lời nói dối mà ra. Thế nên, Phật tử chúng ta giữ giới không nói dối là để bảo vệ tâm hồn của mình được bình an, cuộc sống được yên ổn, vui tươi hạnh phúc, chớ đâu phải ràng buộc.
Giới thứ năm, không được uống rượu. Bởi vì người uống rượu say thì không còn thông minh, trí tuệ mờ tối, giống như người điên. Chúng ta thấy những kẻ uống rượu say đi ra đường bị mấy đứa trẻ trêu cười. Vì họ không còn tư cách của một người lớn sáng suốt, nói bậy nói bạ, đi không vững, làm trò hề cho trẻ con thì còn giá trị gì của một con người nữa.
Hơn nữa, khi đã say sưa rồi thì điều không nên nói lại nói, điều không nên làm lại làm, mất hết tư cách một con người. Kẻ ấy khi hết say được bạn bè nhắc lại hành động, ngôn ngữ sái quấy trước thì trong lòng bất an, hối hận. Đó là nói trường hợp nhỏ, chưa xảy ra chuyện gì lớn mà đã bị lương tâm cắn rứt rồi.
Thời nay lại có những người thích làm ông tiên con, hút á phiện để được dạo chơi trong cảnh phiêu diêu hư ảo. Khi có tiền hút thì thảnh thơi, lúc hết tiền thì khổ sở, vất vưởng. Việc làm đó vừa tạo khổ cho mình, tạo khổ cho gia đình và tạo khổ cho xã hội nữa. Ai đã rơi vào con đường xì ke, ma túy rồi thì họ sống trong nỗi bất an lớn. Chẳng những bất an mà còn tiều tụy, chết lần chết mòn nữa.
Như vậy người Phật tử phát nguyện giữ giới không uống rượu mạnh, không uống say, không hút á phiện, xì ke, ma túy, chính là tự bảo vệ cho mình được bình an, cho gia đình được hạnh phúc.
Năm giới tôi vừa kể qua là giới của Phật tử tại gia. Phật vì thương xót chúng ta, muốn đệ tử của Ngài được bình an, hạnh phúc nên chế giới, chớ không chế giới để chúng ta bị hạn cuộc trong khuôn khổ và mất tự do. Thế nên Phật tử phải hiểu rõ giữ giới là để được an lành thảnh thơi. Đó là mục đích chánh của Phật.
Do đó giữ năm giới là bước đầu để Phật tử tiến lên. Thêm một bước nữa, người Phật tử khi đã giữ năm giới trong sạch rồi, muốn tiến lên thì phải giữ thêm mười giới, tức là Thập thiện. Thập thiện là mười điều lành, giúp người Phật tử được an vui hơn, tự tại hơn trong đời này và đời sau. Mười điều lành đó gồm:
Thân có ba điều:
1. Không sát sanh.
2. Không trộm cướp.
3. Không tà dâm.
Miệng có bốn điều:
1. Không nói dối.
2. Không nói hai lưỡi (có thể dùng từ bây giờ là không nói ly gián).
3. Không nói lời hung ác.
4. Không nói lời thêu dệt.
Ý có ba điều:
1. Bớt tham.
2. Bớt sân.
3. Bớt si (có chỗ nói bớt tà kiến). Tôi nói bớt thôi chớ chưa sạch nổi.
Đó là mười giới của hàng cư sĩ. Sau khi tu năm giới thấy được bình an, hạnh phúc thì phải tu tiến lên Thập thiện, giữ mười giới. Các giới về thân, miệng, quí Phật tử đã tạm hiểu rồi. Ở đây tôi nói về ý: bớt tham, bớt sân, bớt si.
Chúng ta thử kiểm lại xem, một ngưòi tham lam làm cái gì cũng muốn được lợi nhiều hơn thiên hạ. Như vậy lòng người đó có bình an không? Bởi muốn hơn, muốn nhiều nên phải tính toán nhiều. Mà tính toán nhiều thì lao lực bất an. Đó là cảnh thuận, nếu gặp nghịch duyên vì tham lợi nhiều nhưng bị thất bại thì càng bất an hơn. Đó là những người lương thiện, ham mê chuyện làm ăn. Còn kẻ tham lam gian lận thì đã hiện rõ cho chúng ta thấy qua mấy vụ án gần đây của các nhà Giám đốc ở thành phố đó. Làm Giám đốc, nhà lầu xe hơi bóng lộn nhưng rồi kết thúc bị ngồi tù, không biết vợ con sẽ ra sao! Như vậy, do lòng tham quá đáng nên đưa đến kết quả khổ cũng quá nhiều. Thế nên đệ tử Phật phải hạn chế bớt lòng tham.
Trong nhà Phật luôn nhắc đến câu: “Người biết tu hành phải biết thiểu dục tri túc.” Nghĩa là ít muốn và biết đủ. Trong kinh nói rõ: “Tri túc chi nhân, tuy ngọa địa thượng, vi du an lạc. Bất tri túc chi nhân, tuy xử thiên đường diệc bất xứng ý.” Nghĩa là người biết tri túc dù nằm trên bãi cỏ cũng vẫn thấy vui vẻ. Còn người không biết tri túc dù được lên thiên đường ở với trời Đế Thích cũng vẫn không vừa ý.
Rõ ràng Phật dạy chúng ta sống thiểu dục tri túc, bởi vì chúng sanh ở thế gian luôn luôn bị thân năm ấm xúi giục đòi hỏi đủ thứ. Như cái lưỡi chúng ta cứ ăn rau muống luộc chấm nước tương hoài thì chán lắm, nên lâu lâu phải có đậu hũ mới được. Đó là trong chùa, còn quí Phật tử ở ngoài đời cứ ăn cá kho quẹt hoài, chịu không? Phải có cá chiên này nọ nữa. Như vậy khi cái lưỡi đòi hỏi, chúng ta chiều nó thì được cái này nó đòi cái khác, cứ đòi thêm hoài không cùng.
Lỗ mũi cũng vậy, thích những mùi thơm. Nhưng một mùi thơm ngửi hoài cũng chán, muốn tìm mùi thơm khác. Do đó người ta chế đủ thứ nước hoa mà có thỏa lòng thiên hạ đâu. Bởi lòng tham không có đáy. Đến con mắt, ưa thích những thứ đẹp. Đẹp nhiều thứ, đẹp của đồ đạc vật dụng hoặc là sắc đẹp của con người. Nếu chiều nó thì sao? Đồ đạc sắm đầy nhà cũng chưa vừa ý. Bởi vì thế gian đâu có dừng, cái này qua rồi liền chế cái khác đẹp hơn, thì chừng nào chúng ta mới thỏa mãn sự đòi hỏi của con mắt.
Như vậy rõ ràng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đòi hỏi đủ thứ chuyện, nếu chúng ta chiều nó hoài thì chừng nào mới chịu dừng? Suốt đời cũng không có ngày dừng. Thế nên muốn được bình an chúng ta phải hạn chế bằng cách tiết dục hay thiểu dục. Phật dạy chúng ta thiểu dục tri túc để quân bình tạm đủ cho cuộc sống, không đòi hỏi quá đáng. Chính sự đòi hỏi quá đáng đó đưa đến bất an.
Giả sử có người con mắt thích vật gì liền được, lỗ tai thích tiếng hay liền được, rồi mũi, lưỡi, thân thích gì được nấy thì người đó có sống được bảy, tám mươi tuổi không? Tôi đọc sử thấy vua chúa hồi xưa tìm một người sống được năm mươi tuổi cũng khó, đừng nói tới bảy, tám mươi tuổi. Tại thụ hưởng nhiều thứ quá, mà càng nhiều vật chất thì càng sanh bệnh. Cụ thể như thời đại của chúng ta ngày nay, ai thích ăn ngon, ăn nhiều thì bị huyết áp cao hoặc là tiểu đường v.v… Như vậy rốt cuộc hưởng thụ nhiều chỉ đưa tới kết quả không tốt thôi. Cho nên sống càng đơn giản càng tốt.
Khi tôi ra Bắc, gặp các cụ già ngoài ấy, có cụ đã hơn bảy mươi tuổi mà leo núi Yên Tử như bay. Trong khi các vị miền Nam leo núi, người nào người nấy thở hào hển, có khi không nổi nữa, phải nhờ người khác bê phụ mới lên được. Như vậy rõ ràng được ưu đãi nhiều thức ăn ngon sẽ đưa đến hậu quả thân béo phì, nặng nề, nhiều bệnh hoạn. Còn phần nhiều các cụ ngoài Bắc ở quê sống rất đạm bạc, nên người mảnh khảnh nhẹ nhàng, rất khỏe và dẻo dai. Chúng ta thử tưởng tượng một cụ già bảy, tám mươi tuổi mà nặng tám, chín chục ký sẽ khổ như thế nào! Chẳng những khổ cho bản thân mình mà còn khổ lây cho những người chung quanh nữa. Với một trọng lượng như vậy mà ngã bệnh thì không ai đỡ nổi. Thật là khổ!
Như vậy, không phải được hưởng thụ, được thỏa mãn nhiều là tốt mà chúng ta phải biết điều hòa, biết tiết dục thì cuộc sống mới an lành. Cho nên đối với ngũ dục, càng tham càng khổ, càng nhiều phiền hà. Người nào ít tham tức là thiểu dục thì người đó nhẹ nhàng, khỏe khoắn bình an. Đó là hạnh phúc.
Đến phần sân, tức là nóng giận. Một khi cơn nóng giận nổi lên rồi thì sau đó phải ăn năn hối hận. Phật tử ở gia đình hay ra đường gặp việc gì trái ý nổi sân lên, rồi cãi vã đánh đập nhau. Như vậy có bình an không hay là bất an? Ở gia đình cãi vã đánh đập nhau bất an, ra đường cãi vã đánh đập nhau cũng bất an. Như vậy người nào sân nhiều thì bất an nhiều, càng mất hạnh phúc, càng bất hạnh.
Giới tu sĩ cũng vậy, trong kinh Phật dạy: “Người tu mà còn nóng giận thì chẳng khác nào bầu trời xanh có sấm chớp.” Người thế gian vì tham lam ngũ dục, nếu tham lam được thì họ tham thêm, tham lam không được thì nổi sân. Còn người xuất gia đã chán chê ngũ dục vào chùa tu thì đâu còn lòng tham lam. Như vậy tại sao lại nổi sân? Không có lý do gì mà nổi sân thì cũng giống như trời trong mà nổi sấm chớp vậy. Đó là hiện tượng bất thường, vì vậy người tu không có quyền sân. Tham lam dụ như mây đen, mây đen nên có sấm chớp. Thế gian có tham lam ví như trời có mây đen, tham không được nổi sân lên thì có sấm chớp. Người tu không còn tham lam ngũ dục tức không có mây đen mà lại hiện sấm chớp, không phải hiện tượng bất thường là gì? Nên người tu càng phải dè dặt.
Tôi có nghe người ta dùng danh từ “thầy chùa lửa” để chỉ những vị Tăng nóng nảy, hay sân giận. Thầy chùa lửa vì động tới liền la oác oác. Người tu mà để cho thiên hạ gọi như vậy có tốt không, có thể dạy đệ tử được không? Nếu đệ tử nổi sân mà mình là lửa thì làm sao dạy cho nó nguội được. Vì vậy mấy huynh đệ còn trẻ ráng tu, giữ gìn đừng để sân hận nổi lên. Đó là một hiện tượng bất thường của giới tu sĩ chúng ta vậy.
Dù Phật tử tại gia hay xuất gia phải giảm sân hận, không cho nó tăng trưởng. Tu như vậy mới đi tới chỗ an lành tự tại. Trong nhà Phật có câu “Tăng hận bất cách túc”, nghĩa là Tăng giận không quá một đêm. Chúng ta có giận nhưng giận ít thôi, phải mau hết. Người thế gian giận từ cha tới con. Vì cha giận nên xúi con giận theo để báo thù. Còn người tu có gì trái ý lắm chỉ giận một chút thôi, ngủ qua đêm sáng dậy liền hết. Theo tôi giận một đêm cũng quá rồi, đừng giận càng hay.
Tôi nhắc lại một lần nữa, chúng ta tu càng hạn chế sự nóng giận trong nội tâm thì càng hay, càng tốt. Càng hạn chế nó tức là càng bảo vệ cho mình được bình an, hạnh phúc. Ngược lại, không hạn chế sân hận thì tạo nhân đau khổ cho mình, cho mọi người. Đó là điều thứ hai.
Thứ ba là si mê, trong Thập thiện nói không tà kiến. Tà kiến tức là một nhân của si mê, vì dạy cho Phật tử nên nói không tà kiến. Đối với hàng xuất gia là bớt si. Si là gì? Si là mê muội. Mê muội đó nguy hiểm như thế nào? Lâu nay chúng ta quen đọc theo chữ Hán là tham, sân, si. Với cái nhìn của tôi thì phải đảo ngược lại là si, tham, sân. Người có học đạo lý sẽ thấy điều này rất rõ.
Ví như thân này duyên hợp hư giả, vô thường tạm bợ, nhưng chúng ta cứ ngỡ thân mình là thật. Nghĩ như vậy tức là si! Si tức là ngu, nhưng có ai nói anh hay chị ngu liền nổi giận. Rõ ràng chúng ta không thấy đúng lẽ thật, ngu mà chúng ta không chịu ngu. Đó là si lại thêm si.
Người thế gian si mê thật đáng thương. Cha mẹ tắt thở, ra tiệm mua cái hòm nhưng có ai hỏi anh hay chị đi đâu đó thì đáp tôi đi nhắc cái thọ cho ba tôi hay mẹ tôi. Thọ là sao? Thọ là sống dai. Đã tắt thở đi mua hòm mà lại nói sống dai. Để thấy chúng ta ngu tới cỡ nào, thật là si mê đáo để!
Thêm một điều tệ nữa. Cha mẹ chết liền đến thầy đồ coi ngày, coi giờ. Họ nói ông bà đi nhằm ngày trùng, bảo con cháu phải hoãn lại năm bảy ngày, đừng chôn, gặp ngày trùng sợ trong nhà có người chết theo. Điều này tôi phản đối kịch liệt. Tại sao cha mẹ khi còn khỏe mạnh, đi đâu con cái cũng đòi đi theo. Nhưng khi cha mẹ chết, cả gia đình mấy chục người mà nghe nói nhằm ngày trùng có thể có người chết theo, liền không chịu chôn.
Thêm một việc tàn nhẫn nữa là xin thầy dán bùa chú, cấm cha mẹ không được về nhà, sợ về sẽ dẫn thêm người. Nếu thần thức cha mẹ còn lang thang, quanh quẩn đâu đó sẽ buồn tức biết mấy. Con cái gì mà bất hiếu lạ! Cha mẹ chết là tại hết duyên nên phải đi, đâu phải tại ngày giờ mà con cái cấm không cho về. Chúng ta thấy có tàn nhẫn quá không? Chính vì si mê đó mà con người đối xử với nhau quá tàn nhẫn, không chút thương xót. Đã yếm bùa chú không cho về, rồi ba ngày sau mở cửa mả. Mở cửa mả đi đâu? Thật là ích kỷ. Từ si mê sanh ra ích kỷ, tàn nhẫn đủ cả.
Việc này riêng đối với tôi đã thử nghiệm qua rồi. Bởi vì thầy chúng tôi là Hòa thượng Viện trưởng mất ngày hai mươi tháng Chạp và Giáo hội định ngày hai mươi lăm tháng Chạp thì thiêu. Lúc đó có một ông thầy coi ngày nói hai mươi lăm tháng Chạp là ngày trùng. Nếu thiêu Hòa thượng thì một là anh em trong gia đình phải chết, hai là đệ tử phải chết. Nghe vậy Giáo hội lúng túng không biết giải quyết thế nào, liền gọi tôi lên vì tôi là trưởng tử. Quí ngài kể lại sự việc và hỏi tôi:
“Bây giờ Thanh Từ nghĩ sao?” Tôi thưa:
- Xin phép quí Hòa thượng cho con đi thỉnh ý Sư bác và Sư cô của con xem sao.
Tôi xuống gặp Hòa thượng trụ trì chùa Phật Quang là anh ruột của Thầy tôi và thưa:
- Bạch Thầy! Ngày mai thiêu Thầy con nhằm ngày trùng. Thầy coi ngày bảo có thể trong gia quyến có người bị chết. Thưa Thầy, vậy Thầy có sợ chết không?
Ngài nói rằng:
- Tôi muốn chết thế cho Thầy ông đó mà chết không được, tại sao tôi lại sợ chết.
Tôi yên lòng tìm tới Sư bà Bảo An là chị của Thầy tôi và thưa:
- Thưa Sư bà! Ngày mai là ngày trùng, nếu thiêu Thầy con thì trong gia quyến có người chết hoặc đệ tử phải chết, vậy Sư bà có sợ chết không?
Sư bà nói:
- Tôi già rồi, không sợ chết gì hết, chừng nào chết cũng được.
Tôi rất mừng. Như vậy Sư bà, Hòa thượng Phật Quang là hai vị chị em ruột trong thân quyến không sợ chết, còn tôi là đệ tử lớn cũng không sợ chết. Do đó tôi quyết định trình với Giáo hội ngày hai mươi lăm tháng Chạp thiêu. Vậy mà có thấy ai chết đâu.
Chúng ta vì si mê cố chấp, sợ chết mà có ai khỏi chết đâu. Tất cả quí vị có mặt đây, người nào không chết? Ai cũng chết hết thì sợ cái gì. Đâu phải việc chỉ riêng mình chịu, ai cũng phải tới. Việc đến thì cứ cười mà đi, có gì đâu phải sợ. Bởi vì đó là con đường tất yếu ai cũng phải qua cả.
Nên tôi nói nếu người thân của mình chết nhằm ngày trùng thì chúng ta nên mừng khi được chôn ngày đó. Nhờ thế mà gia đình được sum họp, cha đi rồi mẹ đi, con cái cũng đi theo hết, như vậy càng vui chớ sao. Còn để một người đi bơ vơ, bao nhiêu người ở lại cứ khóc, có vui gì! Như vậy ngày trùng càng tốt, không có gì xấu hết. Người gan một chút sẽ nói thế. Sợ chết là si mê vì ai cũng phải chết thì sợ làm chi.
Nếu chúng ta thấy được lẽ thật, chúng ta không bị những si mê ám ảnh làm những điều không đúng lẽ thật, cư xử với nhau không còn tình nghĩa nữa. Đó là tôi nói về si mê. Người tu cần phải dè dặt hạn chế cho ý bớt tham, bớt sân, bớt si.
Bây giờ trở lại việc người giữ năm giới trong sạch, khi chết sẽ về đâu. Về điểm này Phật giáo có chia Ngũ thừa:
1. Nhân thừa.
2. Thiên thừa.
3. Thanh văn thừa.
4. Duyên giác thừa.
5. Bồ-tát thừa.
Nếu giữ tròn năm giới là tu Nhân thừa. Do tu Nhân thừa nên đời này làm người, đời sau chết trở lại làm người tốt hơn nữa. Như vậy không có gì sợ sệt. Chiếc xe cũ hư, chúng ta bỏ sắm chiếc xe mới tốt hơn. Lúc sống bình an, khi ra đi cũng bình an. Đó là điều quí báu của sự tu.
Nếu tiến hơn nữa Phật tử tu Thập thiện, giữ thân, miệng, ý thanh tịnh như đã nói. Thân không làm ba việc ác, miệng không nói lời xấu, ý bớt tham sân si, người đó chết sẽ sanh về cõi trời Lục dục thiên, cao hơn cõi người một bậc. Như vậy người tu giữ giới của Phật, khi sống được bình an hạnh phúc, lúc chết hoặc trở lại làm người tốt hơn hoặc sanh lên cõi trời rất vui sướng. Thế có phải là chúng ta tạo dựng hạnh phúc cho mình trong đời này và cả đời sau nữa không? Vậy mà không chịu tu thì không biết nói sao!
Tu để được hạnh phúc trong đời này và tiếp những đời sau. Đó là chúng ta khôn ngoan thấy xa, làm được lợi ích cho mình, cho người. Còn tu mà chẳng biết ra sao ở ngày mai thì không phải là người sáng suốt. Đó là tôi nói giới luật giúp cho con người được bình an hạnh phúc trong hiện đời và mai sau.
Đến phần thứ hai là trí tuệ giúp cho bình an hạnh phúc. Đạo Phật chủ trương tu là phải mở con mắt trí tuệ. Vì con mắt trí tuệ sáng thì đau khổ mới dừng. Nếu mắt trí tuệ không sáng thì chúng ta khó diệt hết mầm đau khổ.
Chúng ta luôn ảo tưởng rằng mình là người khôn ngoan, sáng suốt, thông hiểu tất cả. Vì ảo tưởng như thế nên khi bị người ta nói anh hay chị ngu thì nổi nóng lên liền. Từ đó rồi sanh sự cãi vã đủ thứ chuyện. Như vậy chúng ta thật khôn hay ngu. Lẽ ra khi nghe nói anh hay chị ngu, Phật tử chúng ta phải trả lời rằng: “Thưa vâng, tôi rất là ngu. Bởi vì trên nhân gian này muôn ngàn việc mà tôi chỉ biết có chút ít thôi, làm sao dám nhận mình khôn được.”
Người xưa nói càng học càng thấy dốt. Càng học lẽ ra càng thông minh sao lại càng thấy dốt? Vì trên thế gian có muôn ngàn ức việc nhưng chúng ta chỉ biết một phần nhỏ xíu. Như vậy không dốt là gì? Biết mình ngu và nhận mình ngu thì có ai giận đâu. Đằng này ngu mà không chịu ngu, cứ tưởng mình khôn thì có thật khôn không? Ví như người giỏi về Anh văn nhưng các sinh ngữ khác như Trung Hoa hay Nhật Bản v.v… thì không biết. Như vậy người ấy cũng chỉ khôn một phần nhỏ thôi, đâu phải là thật khôn. Biết chỉ một phần trong muôn triệu phần, làm sao gọi là khôn được. Do đó ai muốn giành khôn là đã ngu rồi. Còn người ngu mà biết mình ngu thì chưa phải thật ngu.
Mình ngu biết mình ngu là biết bằng trí tuệ, thấy đúng lẽ thật chớ không phải tưởng tượng. Còn kẻ ngu mà nghĩ mình khôn là tưởng tượng chớ không phải lẽ thật. Như có người nói chúng ta là con bò hay con gà, con vịt đều đúng cả, không có gì nhục. Bởi vì tất cả những thứ đó đều có trong quí vị hết.
Như quí thầy, quí cô tu, nếu có người nói thầy là cọng cỏ - “thưa phải, vì tôi ăn rau”. Có gì đâu mà nhục. Lời lẽ thế gian cho rằng nói như vậy là làm mình nhục, nhưng biết được lẽ thật thì không có gì nhục cả. Như tôi ở Đà Lạt, trên rừng thông, nếu ai nói rằng Thầy là cây thông, tôi gật đầu ngay: “Phải, tôi là cây thông. Vì ban đêm rừng thông nhả oxy ra, tôi hít vô nên tôi có dự phần trong đó rồi.”
Về điểm này với cặp mắt khoa học, người ta thấy mình với môi trường sống không tách rời nhau mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau nữa là khác. Do đó chúng ta phải dùng trí tuệ để thấy rõ, đừng mang ảo tưởng sai lầm. Ảo tưởng sai lầm là si mê, dùng trí tuệ soi tỏ si mê. Hết si mê thì hết đau khổ. Thế thôi, không có gì quan trọng cả. Lẽ thật trong cuộc sống là vậy.
Sở dĩ chúng ta cho người này sang, kẻ kia hèn là vì kiến chấp. Thấy người ăn mặc đẹp, ở nhà cao thì cho là sang, người ăn mặc xấu, ở nhà thấp thì cho là hèn. Đó là tưởng tượng chớ không có sự thật. Chỉ những người mê muội đáng thương là người hèn, còn người có trí tuệ sáng suốt là người đáng quí.
Như vậy quí hay hèn tùy theo trí tuệ. Hình dáng bên ngoài không thể đánh giá được lẽ thật. Lẽ thật phải được thể hiện bên trong con người có trí tuệ. Chúng ta hiểu đạo lý rồi thì thấy thân này Phật dạy là cái đãy da hôi thối, nên ai chê mình hôi thối thì chúng ta cũng vẫn vui vì họ nói đúng. “Dạ có như thật.” Nên người thấy đúng lẽ thật là người luôn bình an. Sở dĩ chúng sanh đau khổ là vì sống trong ảo tưởng, trong si mê. Họ cứ đòi hỏi, khen chê, muốn được cái này, cái nọ nên rồi khổ, vì vậy mà bất an.
Tóm lại muốn được bình an hạnh phúc thì chúng ta phải khéo tu Phật bằng hai cách, giữ giới chúng ta đã thọ và mở sáng con mắt trí tuệ, thấy đúng như thật. Ngược lại là bất hạnh. Vì chúng ta không khéo tu nên đến với đạo mà than khổ đủ thứ. Nếu Phật tử tu đúng pháp thì ở trong đạo càng lâu càng an lạc, càng hạnh phúc, chớ không có buồn khổ.
Mong tất cả Phật tử cũng như Tăng Ni qua những gì tôi trình bày, quí vị chiêm nghiệm cho kỹ. Nếu thấy đúng thì cố gắng thực hành và sống cho được như vậy thì chắc chắn quí vị sẽ được bình an hạnh phúc.
Người ta hay đặt vấn đề: Tại sao đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo tự do mà phải giữ giới luật? Đã giữ giới luật tức là có sự ràng buộc. Như vậy là mất tự do rồi. Thật sự không phải thế, mà chính nhờ giữ giới luật nên chúng ta mới được tự do.
Tôi thí dụ, Phật tử khi ra đường, nhất là các cháu thanh niên cỡi xe Honda, nếu không giữ luật lệ thì sẽ tông vào nhau rồi chết chùm phải không? Như vậy, muốn tránh tai nạn giao thông người đi đường phải biết giữ luật đi đường. Nhờ thế mọi người mới không tông vào nhau, không làm khổ cho nhau. Ngược lại, nếu không có luật lệ thì chúng ta sẽ gây ra tai họa làm khổ cho mình, cho người. Như vậy giữ luật đi đường là bó buộc hay tôn trọng tự do? Nếu cho đó là bó buộc không muốn giữ thì người đi đường xảy ra tai nạn nhiều, nên điều này chúng ta cần phải chiêm nghiệm lại.
Cũng vậy, người tu Phật nếu không có giới luật thì sẽ buông lung phóng túng và dẫn đến những việc làm trái đạo lý, tu hành không tới đâu. Phật vì lòng từ bi muốn cho hàng đệ tử từ tại gia cho đến xuất gia, ai ai cũng có một khuôn khổ, một lối đi đúng đắn, không bị giẫm đạp lên nhau, không bị đụng chạm lẫn nhau, vì vậy Ngài chế ra giới luật.
Giới luật là nền tảng của đạo đức, giới luật cũng là con đường đưa tới sự an lạc giải thoát, nếu không có giới luật thì khó mong được giải thoát. Chúng ta đều biết năm giới là giới luật đầu tiên của hàng Phật tử tại gia:
1. Không được sát sanh.
2. Không được trộm cướp.
3. Không được tà dâm.
4. Không được nói dối.
5. Không được uống rượu mạnh, không hút á phiện, xì ke, ma túy, các chất say nghiện v.v…
Nếu người Phật tử phạm giới sát sanh, sát sanh đây là giết người thì kẻ ấy có được bình an không? - Nhất định là không. Mà không bình an thì cuộc đời cũng không có hạnh phúc. Do đó muốn đời tu của chúng ta được bình an thì phải giữ giới không sát sanh. Giữ giới như thế không những bản thân chúng ta được bình an mà mọi người chung quanh cũng được bình an. Ngược lại cứ sát phạt nhau thì cuộc sống sẽ hỗn độn, tang tóc. Do đó vì sự bình an và hạnh phúc của gia đình mình và mọi người nên chúng ta giữ giới không sát sanh. Đó là giới thứ nhất.
Giới thứ hai, không được trộm cướp. Một người khi đã ăn trộm, ăn cướp của kẻ khác thì người đó có bình an không? Dĩ nhiên là không. Họ phải nghĩ, phải lo, phải sợ vì ngày nào đó họ sẽ bị phát giác, rồi phải bị tù v.v… Trong lòng người đó lúc nào cũng bất an. Mà đã bất an thì không có hạnh phúc. Người ta cứ ngỡ rằng làm có nhiều tiền, nhiều của là hạnh phúc, nhưng mấy tên ăn trộm, ăn cướp được nhiều tiền nhiều của có hạnh phúc không? Hay cứ trốn chui trốn nhủi, rày đây mai đó, lẩn tránh công an, cảnh sát. Như vậy làm sao bình an, làm sao hạnh phúc được. Cho nên nếu người Phật tử phạm giới trộm cướp rồi thì sẽ bất an, không có hạnh phúc. Như vậy giữ giới không trộm cướp là bảo vệ đời mình được bình an và hạnh phúc. Đó là giới thứ hai.
G
iới thứ ba, không được tà dâm. Nghĩa là người Phật tử sau khi có gia đình, có chồng vợ rồi, không được ngoại tình với kẻ khác. Nếu ngoại tình với kẻ khác là phạm tội tà dâm. Quí Phật tử hoặc là chồng hoặc là vợ đã qui y giữ năm giới mà còn ngoại tình với kẻ khác thì gia đình có an ổn không? Hay đó là nguyên nhân dẫn đến gia đình tan nát. Đã làm cho gia đình tan nát thì bản thân người phạm giới bất an và cả gia đình cũng bất an theo. Đó là một nỗi khổ lớn.
Như vậy người Phật tử giữ gìn giới không tà dâm thì gia đình bình an, hạnh phúc. Do đó chúng ta thấy giữ giới không tà dâm là bảo vệ hạnh phúc cho gia đình chớ không phải chuyện thường. Nếu xét kỹ, ngày nay giữ giới không tà dâm còn tránh được tai họa của căn bệnh Sida nữa. Sở dĩ con người bệnh tật khổ đau là cũng tại lôi thôi mới sanh chuyện như vậy. Rõ ràng nhờ giữ giới mà chúng ta có được sự bình an chân thật và gia đình cũng được hạnh phúc an vui.
Giới thứ tư là giới không nói dối. Nói dối ở đây tôi chỉ hạn cuộc trong ba nguyên nhân:
1. Vì tham nên nói dối để lừa đảo, gạt gẫm người mưu lợi cho mình, gây hại cho người.
2. Vì lòng nóng giận, nói để người bực tức.
3. Vì hiểm độc nên nói dối để vu oan, cho người phạm luật này, tội kia v.v…
Kẻ dối gạt như vậy trong lòng có bình an không? Chúng ta dối gạt thì sớm chầy gì người cũng biết sự gian dối của mình. Tuy là dối gạt được, lấy của người đem về cho mình nhưng trong lòng chúng ta luôn bất an. Đã bất an thì làm sao có hạnh phúc.
Vì thế người tu phải giữ không nói dối để khỏi phải ray rứt trong lòng, tâm được bình an. Tâm được bình an thì mới vui tươi hạnh phúc. Nên những người điêu ngoa, xảo trá lừa bịp thiên hạ, tuy thấy như giàu sang, tiền của nhiều nhưng không yên ổn, bởi vì chưa biết ngày nào họ sẽ vô khám. Đó là tai họa đối với người lường gạt của cải.
Người hay nói dối còn có thêm một tai họa này nữa. Khi kẻ gian dối nói không thật, lần đầu người ta tin nhưng sau đó người ta biết mình nói dối thì những lần sau không ai tin nữa cả. Đến khi chúng ta có nói thật người ta vẫn không tin. Như vậy chúng ta đã đánh mất lòng tin của người. Đã mất lòng tin của mọi người thì cuộc sống của chúng ta bị lạc lõng như người đi trong sa mạc. Bởi vì ta nói không ai tin hết, thành ra không ai thông cảm với ta. Cho nên nói dối là tạo sự bất an ở lòng mình và mọi người. Từ đó người xa lánh mình và mình trở thành cô độc. Đó là tai họa từ lời nói dối mà ra. Thế nên, Phật tử chúng ta giữ giới không nói dối là để bảo vệ tâm hồn của mình được bình an, cuộc sống được yên ổn, vui tươi hạnh phúc, chớ đâu phải ràng buộc.
Giới thứ năm, không được uống rượu. Bởi vì người uống rượu say thì không còn thông minh, trí tuệ mờ tối, giống như người điên. Chúng ta thấy những kẻ uống rượu say đi ra đường bị mấy đứa trẻ trêu cười. Vì họ không còn tư cách của một người lớn sáng suốt, nói bậy nói bạ, đi không vững, làm trò hề cho trẻ con thì còn giá trị gì của một con người nữa.
Hơn nữa, khi đã say sưa rồi thì điều không nên nói lại nói, điều không nên làm lại làm, mất hết tư cách một con người. Kẻ ấy khi hết say được bạn bè nhắc lại hành động, ngôn ngữ sái quấy trước thì trong lòng bất an, hối hận. Đó là nói trường hợp nhỏ, chưa xảy ra chuyện gì lớn mà đã bị lương tâm cắn rứt rồi.
Thời nay lại có những người thích làm ông tiên con, hút á phiện để được dạo chơi trong cảnh phiêu diêu hư ảo. Khi có tiền hút thì thảnh thơi, lúc hết tiền thì khổ sở, vất vưởng. Việc làm đó vừa tạo khổ cho mình, tạo khổ cho gia đình và tạo khổ cho xã hội nữa. Ai đã rơi vào con đường xì ke, ma túy rồi thì họ sống trong nỗi bất an lớn. Chẳng những bất an mà còn tiều tụy, chết lần chết mòn nữa.
Như vậy người Phật tử phát nguyện giữ giới không uống rượu mạnh, không uống say, không hút á phiện, xì ke, ma túy, chính là tự bảo vệ cho mình được bình an, cho gia đình được hạnh phúc.
Năm giới tôi vừa kể qua là giới của Phật tử tại gia. Phật vì thương xót chúng ta, muốn đệ tử của Ngài được bình an, hạnh phúc nên chế giới, chớ không chế giới để chúng ta bị hạn cuộc trong khuôn khổ và mất tự do. Thế nên Phật tử phải hiểu rõ giữ giới là để được an lành thảnh thơi. Đó là mục đích chánh của Phật.
Do đó giữ năm giới là bước đầu để Phật tử tiến lên. Thêm một bước nữa, người Phật tử khi đã giữ năm giới trong sạch rồi, muốn tiến lên thì phải giữ thêm mười giới, tức là Thập thiện. Thập thiện là mười điều lành, giúp người Phật tử được an vui hơn, tự tại hơn trong đời này và đời sau. Mười điều lành đó gồm:
Thân có ba điều:
1. Không sát sanh.
2. Không trộm cướp.
3. Không tà dâm.
Miệng có bốn điều:
1. Không nói dối.
2. Không nói hai lưỡi (có thể dùng từ bây giờ là không nói ly gián).
3. Không nói lời hung ác.
4. Không nói lời thêu dệt.
Ý có ba điều:
1. Bớt tham.
2. Bớt sân.
3. Bớt si (có chỗ nói bớt tà kiến). Tôi nói bớt thôi chớ chưa sạch nổi.
Đó là mười giới của hàng cư sĩ. Sau khi tu năm giới thấy được bình an, hạnh phúc thì phải tu tiến lên Thập thiện, giữ mười giới. Các giới về thân, miệng, quí Phật tử đã tạm hiểu rồi. Ở đây tôi nói về ý: bớt tham, bớt sân, bớt si.
Chúng ta thử kiểm lại xem, một ngưòi tham lam làm cái gì cũng muốn được lợi nhiều hơn thiên hạ. Như vậy lòng người đó có bình an không? Bởi muốn hơn, muốn nhiều nên phải tính toán nhiều. Mà tính toán nhiều thì lao lực bất an. Đó là cảnh thuận, nếu gặp nghịch duyên vì tham lợi nhiều nhưng bị thất bại thì càng bất an hơn. Đó là những người lương thiện, ham mê chuyện làm ăn. Còn kẻ tham lam gian lận thì đã hiện rõ cho chúng ta thấy qua mấy vụ án gần đây của các nhà Giám đốc ở thành phố đó. Làm Giám đốc, nhà lầu xe hơi bóng lộn nhưng rồi kết thúc bị ngồi tù, không biết vợ con sẽ ra sao! Như vậy, do lòng tham quá đáng nên đưa đến kết quả khổ cũng quá nhiều. Thế nên đệ tử Phật phải hạn chế bớt lòng tham.
Trong nhà Phật luôn nhắc đến câu: “Người biết tu hành phải biết thiểu dục tri túc.” Nghĩa là ít muốn và biết đủ. Trong kinh nói rõ: “Tri túc chi nhân, tuy ngọa địa thượng, vi du an lạc. Bất tri túc chi nhân, tuy xử thiên đường diệc bất xứng ý.” Nghĩa là người biết tri túc dù nằm trên bãi cỏ cũng vẫn thấy vui vẻ. Còn người không biết tri túc dù được lên thiên đường ở với trời Đế Thích cũng vẫn không vừa ý.
Rõ ràng Phật dạy chúng ta sống thiểu dục tri túc, bởi vì chúng sanh ở thế gian luôn luôn bị thân năm ấm xúi giục đòi hỏi đủ thứ. Như cái lưỡi chúng ta cứ ăn rau muống luộc chấm nước tương hoài thì chán lắm, nên lâu lâu phải có đậu hũ mới được. Đó là trong chùa, còn quí Phật tử ở ngoài đời cứ ăn cá kho quẹt hoài, chịu không? Phải có cá chiên này nọ nữa. Như vậy khi cái lưỡi đòi hỏi, chúng ta chiều nó thì được cái này nó đòi cái khác, cứ đòi thêm hoài không cùng.
Lỗ mũi cũng vậy, thích những mùi thơm. Nhưng một mùi thơm ngửi hoài cũng chán, muốn tìm mùi thơm khác. Do đó người ta chế đủ thứ nước hoa mà có thỏa lòng thiên hạ đâu. Bởi lòng tham không có đáy. Đến con mắt, ưa thích những thứ đẹp. Đẹp nhiều thứ, đẹp của đồ đạc vật dụng hoặc là sắc đẹp của con người. Nếu chiều nó thì sao? Đồ đạc sắm đầy nhà cũng chưa vừa ý. Bởi vì thế gian đâu có dừng, cái này qua rồi liền chế cái khác đẹp hơn, thì chừng nào chúng ta mới thỏa mãn sự đòi hỏi của con mắt.
Như vậy rõ ràng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đòi hỏi đủ thứ chuyện, nếu chúng ta chiều nó hoài thì chừng nào mới chịu dừng? Suốt đời cũng không có ngày dừng. Thế nên muốn được bình an chúng ta phải hạn chế bằng cách tiết dục hay thiểu dục. Phật dạy chúng ta thiểu dục tri túc để quân bình tạm đủ cho cuộc sống, không đòi hỏi quá đáng. Chính sự đòi hỏi quá đáng đó đưa đến bất an.
Giả sử có người con mắt thích vật gì liền được, lỗ tai thích tiếng hay liền được, rồi mũi, lưỡi, thân thích gì được nấy thì người đó có sống được bảy, tám mươi tuổi không? Tôi đọc sử thấy vua chúa hồi xưa tìm một người sống được năm mươi tuổi cũng khó, đừng nói tới bảy, tám mươi tuổi. Tại thụ hưởng nhiều thứ quá, mà càng nhiều vật chất thì càng sanh bệnh. Cụ thể như thời đại của chúng ta ngày nay, ai thích ăn ngon, ăn nhiều thì bị huyết áp cao hoặc là tiểu đường v.v… Như vậy rốt cuộc hưởng thụ nhiều chỉ đưa tới kết quả không tốt thôi. Cho nên sống càng đơn giản càng tốt.
Khi tôi ra Bắc, gặp các cụ già ngoài ấy, có cụ đã hơn bảy mươi tuổi mà leo núi Yên Tử như bay. Trong khi các vị miền Nam leo núi, người nào người nấy thở hào hển, có khi không nổi nữa, phải nhờ người khác bê phụ mới lên được. Như vậy rõ ràng được ưu đãi nhiều thức ăn ngon sẽ đưa đến hậu quả thân béo phì, nặng nề, nhiều bệnh hoạn. Còn phần nhiều các cụ ngoài Bắc ở quê sống rất đạm bạc, nên người mảnh khảnh nhẹ nhàng, rất khỏe và dẻo dai. Chúng ta thử tưởng tượng một cụ già bảy, tám mươi tuổi mà nặng tám, chín chục ký sẽ khổ như thế nào! Chẳng những khổ cho bản thân mình mà còn khổ lây cho những người chung quanh nữa. Với một trọng lượng như vậy mà ngã bệnh thì không ai đỡ nổi. Thật là khổ!
Như vậy, không phải được hưởng thụ, được thỏa mãn nhiều là tốt mà chúng ta phải biết điều hòa, biết tiết dục thì cuộc sống mới an lành. Cho nên đối với ngũ dục, càng tham càng khổ, càng nhiều phiền hà. Người nào ít tham tức là thiểu dục thì người đó nhẹ nhàng, khỏe khoắn bình an. Đó là hạnh phúc.
Đến phần sân, tức là nóng giận. Một khi cơn nóng giận nổi lên rồi thì sau đó phải ăn năn hối hận. Phật tử ở gia đình hay ra đường gặp việc gì trái ý nổi sân lên, rồi cãi vã đánh đập nhau. Như vậy có bình an không hay là bất an? Ở gia đình cãi vã đánh đập nhau bất an, ra đường cãi vã đánh đập nhau cũng bất an. Như vậy người nào sân nhiều thì bất an nhiều, càng mất hạnh phúc, càng bất hạnh.
Giới tu sĩ cũng vậy, trong kinh Phật dạy: “Người tu mà còn nóng giận thì chẳng khác nào bầu trời xanh có sấm chớp.” Người thế gian vì tham lam ngũ dục, nếu tham lam được thì họ tham thêm, tham lam không được thì nổi sân. Còn người xuất gia đã chán chê ngũ dục vào chùa tu thì đâu còn lòng tham lam. Như vậy tại sao lại nổi sân? Không có lý do gì mà nổi sân thì cũng giống như trời trong mà nổi sấm chớp vậy. Đó là hiện tượng bất thường, vì vậy người tu không có quyền sân. Tham lam dụ như mây đen, mây đen nên có sấm chớp. Thế gian có tham lam ví như trời có mây đen, tham không được nổi sân lên thì có sấm chớp. Người tu không còn tham lam ngũ dục tức không có mây đen mà lại hiện sấm chớp, không phải hiện tượng bất thường là gì? Nên người tu càng phải dè dặt.
Tôi có nghe người ta dùng danh từ “thầy chùa lửa” để chỉ những vị Tăng nóng nảy, hay sân giận. Thầy chùa lửa vì động tới liền la oác oác. Người tu mà để cho thiên hạ gọi như vậy có tốt không, có thể dạy đệ tử được không? Nếu đệ tử nổi sân mà mình là lửa thì làm sao dạy cho nó nguội được. Vì vậy mấy huynh đệ còn trẻ ráng tu, giữ gìn đừng để sân hận nổi lên. Đó là một hiện tượng bất thường của giới tu sĩ chúng ta vậy.
Dù Phật tử tại gia hay xuất gia phải giảm sân hận, không cho nó tăng trưởng. Tu như vậy mới đi tới chỗ an lành tự tại. Trong nhà Phật có câu “Tăng hận bất cách túc”, nghĩa là Tăng giận không quá một đêm. Chúng ta có giận nhưng giận ít thôi, phải mau hết. Người thế gian giận từ cha tới con. Vì cha giận nên xúi con giận theo để báo thù. Còn người tu có gì trái ý lắm chỉ giận một chút thôi, ngủ qua đêm sáng dậy liền hết. Theo tôi giận một đêm cũng quá rồi, đừng giận càng hay.
Tôi nhắc lại một lần nữa, chúng ta tu càng hạn chế sự nóng giận trong nội tâm thì càng hay, càng tốt. Càng hạn chế nó tức là càng bảo vệ cho mình được bình an, hạnh phúc. Ngược lại, không hạn chế sân hận thì tạo nhân đau khổ cho mình, cho mọi người. Đó là điều thứ hai.
Thứ ba là si mê, trong Thập thiện nói không tà kiến. Tà kiến tức là một nhân của si mê, vì dạy cho Phật tử nên nói không tà kiến. Đối với hàng xuất gia là bớt si. Si là gì? Si là mê muội. Mê muội đó nguy hiểm như thế nào? Lâu nay chúng ta quen đọc theo chữ Hán là tham, sân, si. Với cái nhìn của tôi thì phải đảo ngược lại là si, tham, sân. Người có học đạo lý sẽ thấy điều này rất rõ.
Ví như thân này duyên hợp hư giả, vô thường tạm bợ, nhưng chúng ta cứ ngỡ thân mình là thật. Nghĩ như vậy tức là si! Si tức là ngu, nhưng có ai nói anh hay chị ngu liền nổi giận. Rõ ràng chúng ta không thấy đúng lẽ thật, ngu mà chúng ta không chịu ngu. Đó là si lại thêm si.
Người thế gian si mê thật đáng thương. Cha mẹ tắt thở, ra tiệm mua cái hòm nhưng có ai hỏi anh hay chị đi đâu đó thì đáp tôi đi nhắc cái thọ cho ba tôi hay mẹ tôi. Thọ là sao? Thọ là sống dai. Đã tắt thở đi mua hòm mà lại nói sống dai. Để thấy chúng ta ngu tới cỡ nào, thật là si mê đáo để!
Thêm một điều tệ nữa. Cha mẹ chết liền đến thầy đồ coi ngày, coi giờ. Họ nói ông bà đi nhằm ngày trùng, bảo con cháu phải hoãn lại năm bảy ngày, đừng chôn, gặp ngày trùng sợ trong nhà có người chết theo. Điều này tôi phản đối kịch liệt. Tại sao cha mẹ khi còn khỏe mạnh, đi đâu con cái cũng đòi đi theo. Nhưng khi cha mẹ chết, cả gia đình mấy chục người mà nghe nói nhằm ngày trùng có thể có người chết theo, liền không chịu chôn.
Thêm một việc tàn nhẫn nữa là xin thầy dán bùa chú, cấm cha mẹ không được về nhà, sợ về sẽ dẫn thêm người. Nếu thần thức cha mẹ còn lang thang, quanh quẩn đâu đó sẽ buồn tức biết mấy. Con cái gì mà bất hiếu lạ! Cha mẹ chết là tại hết duyên nên phải đi, đâu phải tại ngày giờ mà con cái cấm không cho về. Chúng ta thấy có tàn nhẫn quá không? Chính vì si mê đó mà con người đối xử với nhau quá tàn nhẫn, không chút thương xót. Đã yếm bùa chú không cho về, rồi ba ngày sau mở cửa mả. Mở cửa mả đi đâu? Thật là ích kỷ. Từ si mê sanh ra ích kỷ, tàn nhẫn đủ cả.
Việc này riêng đối với tôi đã thử nghiệm qua rồi. Bởi vì thầy chúng tôi là Hòa thượng Viện trưởng mất ngày hai mươi tháng Chạp và Giáo hội định ngày hai mươi lăm tháng Chạp thì thiêu. Lúc đó có một ông thầy coi ngày nói hai mươi lăm tháng Chạp là ngày trùng. Nếu thiêu Hòa thượng thì một là anh em trong gia đình phải chết, hai là đệ tử phải chết. Nghe vậy Giáo hội lúng túng không biết giải quyết thế nào, liền gọi tôi lên vì tôi là trưởng tử. Quí ngài kể lại sự việc và hỏi tôi:
“Bây giờ Thanh Từ nghĩ sao?” Tôi thưa:
- Xin phép quí Hòa thượng cho con đi thỉnh ý Sư bác và Sư cô của con xem sao.
Tôi xuống gặp Hòa thượng trụ trì chùa Phật Quang là anh ruột của Thầy tôi và thưa:
- Bạch Thầy! Ngày mai thiêu Thầy con nhằm ngày trùng. Thầy coi ngày bảo có thể trong gia quyến có người bị chết. Thưa Thầy, vậy Thầy có sợ chết không?
Ngài nói rằng:
- Tôi muốn chết thế cho Thầy ông đó mà chết không được, tại sao tôi lại sợ chết.
Tôi yên lòng tìm tới Sư bà Bảo An là chị của Thầy tôi và thưa:
- Thưa Sư bà! Ngày mai là ngày trùng, nếu thiêu Thầy con thì trong gia quyến có người chết hoặc đệ tử phải chết, vậy Sư bà có sợ chết không?
Sư bà nói:
- Tôi già rồi, không sợ chết gì hết, chừng nào chết cũng được.
Tôi rất mừng. Như vậy Sư bà, Hòa thượng Phật Quang là hai vị chị em ruột trong thân quyến không sợ chết, còn tôi là đệ tử lớn cũng không sợ chết. Do đó tôi quyết định trình với Giáo hội ngày hai mươi lăm tháng Chạp thiêu. Vậy mà có thấy ai chết đâu.
Chúng ta vì si mê cố chấp, sợ chết mà có ai khỏi chết đâu. Tất cả quí vị có mặt đây, người nào không chết? Ai cũng chết hết thì sợ cái gì. Đâu phải việc chỉ riêng mình chịu, ai cũng phải tới. Việc đến thì cứ cười mà đi, có gì đâu phải sợ. Bởi vì đó là con đường tất yếu ai cũng phải qua cả.
Nên tôi nói nếu người thân của mình chết nhằm ngày trùng thì chúng ta nên mừng khi được chôn ngày đó. Nhờ thế mà gia đình được sum họp, cha đi rồi mẹ đi, con cái cũng đi theo hết, như vậy càng vui chớ sao. Còn để một người đi bơ vơ, bao nhiêu người ở lại cứ khóc, có vui gì! Như vậy ngày trùng càng tốt, không có gì xấu hết. Người gan một chút sẽ nói thế. Sợ chết là si mê vì ai cũng phải chết thì sợ làm chi.
Nếu chúng ta thấy được lẽ thật, chúng ta không bị những si mê ám ảnh làm những điều không đúng lẽ thật, cư xử với nhau không còn tình nghĩa nữa. Đó là tôi nói về si mê. Người tu cần phải dè dặt hạn chế cho ý bớt tham, bớt sân, bớt si.
Bây giờ trở lại việc người giữ năm giới trong sạch, khi chết sẽ về đâu. Về điểm này Phật giáo có chia Ngũ thừa:
1. Nhân thừa.
2. Thiên thừa.
3. Thanh văn thừa.
4. Duyên giác thừa.
5. Bồ-tát thừa.
Nếu giữ tròn năm giới là tu Nhân thừa. Do tu Nhân thừa nên đời này làm người, đời sau chết trở lại làm người tốt hơn nữa. Như vậy không có gì sợ sệt. Chiếc xe cũ hư, chúng ta bỏ sắm chiếc xe mới tốt hơn. Lúc sống bình an, khi ra đi cũng bình an. Đó là điều quí báu của sự tu.
Nếu tiến hơn nữa Phật tử tu Thập thiện, giữ thân, miệng, ý thanh tịnh như đã nói. Thân không làm ba việc ác, miệng không nói lời xấu, ý bớt tham sân si, người đó chết sẽ sanh về cõi trời Lục dục thiên, cao hơn cõi người một bậc. Như vậy người tu giữ giới của Phật, khi sống được bình an hạnh phúc, lúc chết hoặc trở lại làm người tốt hơn hoặc sanh lên cõi trời rất vui sướng. Thế có phải là chúng ta tạo dựng hạnh phúc cho mình trong đời này và cả đời sau nữa không? Vậy mà không chịu tu thì không biết nói sao!
Tu để được hạnh phúc trong đời này và tiếp những đời sau. Đó là chúng ta khôn ngoan thấy xa, làm được lợi ích cho mình, cho người. Còn tu mà chẳng biết ra sao ở ngày mai thì không phải là người sáng suốt. Đó là tôi nói giới luật giúp cho con người được bình an hạnh phúc trong hiện đời và mai sau.
Đến phần thứ hai là trí tuệ giúp cho bình an hạnh phúc. Đạo Phật chủ trương tu là phải mở con mắt trí tuệ. Vì con mắt trí tuệ sáng thì đau khổ mới dừng. Nếu mắt trí tuệ không sáng thì chúng ta khó diệt hết mầm đau khổ.
Chúng ta luôn ảo tưởng rằng mình là người khôn ngoan, sáng suốt, thông hiểu tất cả. Vì ảo tưởng như thế nên khi bị người ta nói anh hay chị ngu thì nổi nóng lên liền. Từ đó rồi sanh sự cãi vã đủ thứ chuyện. Như vậy chúng ta thật khôn hay ngu. Lẽ ra khi nghe nói anh hay chị ngu, Phật tử chúng ta phải trả lời rằng: “Thưa vâng, tôi rất là ngu. Bởi vì trên nhân gian này muôn ngàn việc mà tôi chỉ biết có chút ít thôi, làm sao dám nhận mình khôn được.”
Người xưa nói càng học càng thấy dốt. Càng học lẽ ra càng thông minh sao lại càng thấy dốt? Vì trên thế gian có muôn ngàn ức việc nhưng chúng ta chỉ biết một phần nhỏ xíu. Như vậy không dốt là gì? Biết mình ngu và nhận mình ngu thì có ai giận đâu. Đằng này ngu mà không chịu ngu, cứ tưởng mình khôn thì có thật khôn không? Ví như người giỏi về Anh văn nhưng các sinh ngữ khác như Trung Hoa hay Nhật Bản v.v… thì không biết. Như vậy người ấy cũng chỉ khôn một phần nhỏ thôi, đâu phải là thật khôn. Biết chỉ một phần trong muôn triệu phần, làm sao gọi là khôn được. Do đó ai muốn giành khôn là đã ngu rồi. Còn người ngu mà biết mình ngu thì chưa phải thật ngu.
Mình ngu biết mình ngu là biết bằng trí tuệ, thấy đúng lẽ thật chớ không phải tưởng tượng. Còn kẻ ngu mà nghĩ mình khôn là tưởng tượng chớ không phải lẽ thật. Như có người nói chúng ta là con bò hay con gà, con vịt đều đúng cả, không có gì nhục. Bởi vì tất cả những thứ đó đều có trong quí vị hết.
Như quí thầy, quí cô tu, nếu có người nói thầy là cọng cỏ - “thưa phải, vì tôi ăn rau”. Có gì đâu mà nhục. Lời lẽ thế gian cho rằng nói như vậy là làm mình nhục, nhưng biết được lẽ thật thì không có gì nhục cả. Như tôi ở Đà Lạt, trên rừng thông, nếu ai nói rằng Thầy là cây thông, tôi gật đầu ngay: “Phải, tôi là cây thông. Vì ban đêm rừng thông nhả oxy ra, tôi hít vô nên tôi có dự phần trong đó rồi.”
Về điểm này với cặp mắt khoa học, người ta thấy mình với môi trường sống không tách rời nhau mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau nữa là khác. Do đó chúng ta phải dùng trí tuệ để thấy rõ, đừng mang ảo tưởng sai lầm. Ảo tưởng sai lầm là si mê, dùng trí tuệ soi tỏ si mê. Hết si mê thì hết đau khổ. Thế thôi, không có gì quan trọng cả. Lẽ thật trong cuộc sống là vậy.
Sở dĩ chúng ta cho người này sang, kẻ kia hèn là vì kiến chấp. Thấy người ăn mặc đẹp, ở nhà cao thì cho là sang, người ăn mặc xấu, ở nhà thấp thì cho là hèn. Đó là tưởng tượng chớ không có sự thật. Chỉ những người mê muội đáng thương là người hèn, còn người có trí tuệ sáng suốt là người đáng quí.
Như vậy quí hay hèn tùy theo trí tuệ. Hình dáng bên ngoài không thể đánh giá được lẽ thật. Lẽ thật phải được thể hiện bên trong con người có trí tuệ. Chúng ta hiểu đạo lý rồi thì thấy thân này Phật dạy là cái đãy da hôi thối, nên ai chê mình hôi thối thì chúng ta cũng vẫn vui vì họ nói đúng. “Dạ có như thật.” Nên người thấy đúng lẽ thật là người luôn bình an. Sở dĩ chúng sanh đau khổ là vì sống trong ảo tưởng, trong si mê. Họ cứ đòi hỏi, khen chê, muốn được cái này, cái nọ nên rồi khổ, vì vậy mà bất an.
Tóm lại muốn được bình an hạnh phúc thì chúng ta phải khéo tu Phật bằng hai cách, giữ giới chúng ta đã thọ và mở sáng con mắt trí tuệ, thấy đúng như thật. Ngược lại là bất hạnh. Vì chúng ta không khéo tu nên đến với đạo mà than khổ đủ thứ. Nếu Phật tử tu đúng pháp thì ở trong đạo càng lâu càng an lạc, càng hạnh phúc, chớ không có buồn khổ.
Mong tất cả Phật tử cũng như Tăng Ni qua những gì tôi trình bày, quí vị chiêm nghiệm cho kỹ. Nếu thấy đúng thì cố gắng thực hành và sống cho được như vậy thì chắc chắn quí vị sẽ được bình an hạnh phúc.
Hòa Thượng: Thích Thanh Từ
Các tin tức khác
- Tìm cầu hạnh phúc (14/02/2018 3:35)
- Bổn phận người phật tử tại gia (13/02/2018 2:45)
- Đời là một biển khổ đầy mồ hôi và nước mắt (12/02/2018 3:04)
- Quả báo sát sinh (11/02/2018 2:14)
- Phật pháp căn bản: Nhân quả nghiệp báo (10/02/2018 2:27)
- Ngẫm lại để lớn lên (10/02/2018 2:24)
- Phật dạy La Hầu La ( 8/02/2018 3:16)
- Chùm thơ và lời chúc ý nghĩa Tết Mậu Tuất 2018 ( 8/02/2018 3:14)
- Những nguyên nhân giàu và nghèo trong cuộc sống ( 7/02/2018 2:11)
- Pháp môn Lạy Phật ( 6/02/2018 3:28)