Hạnh phúc của người khác và của chính mình

13/04/2019 8:24
Người ta thường cho rằng để thực sự vị tha thì một việc làm phải hàm ý một sự “hy sinh” bản thân. Ví dụ, người nào đó mà họ từ bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn để cống hiến cho một sự nghiệp nhân đạo, có thể được bạn bè và người thân, những người định giá một sự nghiệp tốt thì ở trên mọi thứ khác, xem là đang thực hiện một sự “hy sinh”. Nhưng đối với những người hy sinh bản thân để từ bỏ khổ đau một cách hiệu quả, những hoạt động của người này thì có ý nghĩa và đem lại sự thỏa mãn hơn sự nghiệp mà vị này được hứa hẹn.

Những hoạt động như vậy thật sự tạo nên sự thành tựu hai phần là hạnh phúc của người khác và hạnh phúc của chính mình. Đây là tình huống cùng thắng. Một việc làm vị tha không phải sẽ giảm đi vị tha bởi vì việc làm đó cũng mang hạnh phúc đến với người thực hiện việc làm đó như một “phần thưởng”. Miễn là động cơ ban đầu và mục đích cuối cùng là làm lợi ích người khác, nó có thể được coi là một hành động vị tha.

Ngược lại, sự ích kỷ không thể được xem là một cách thức hiệu quả để yêu thương bản thân bởi vì nó là một trong những nguyên nhân chính của khổ đau. Đây là một điểm cơ bản theo tâm lý học Phật giáo, mà cũng được nhà tâm lý học Erich Fromm phát biểu: “Tình thương bản thân ta được nối kết không thể tách rời với tình thương bản thân của bất kỳ ai khác... Sự thực, người ích kỷ không yêu bản thân mình nhiều mà yêu rất ít; người ấy tự ghét mình”. (Fromm 1947).

Sự rộng lượng, kết quả tự nhiên của lòng vị tha, cũng được nhìn nhận là đem lại lợi ích hai phần, lợi ích cho người và lợi ích cho mình. Nhà tâm lý xã hội Elizabeth Dunn của Đại học British Columbia (UBC) ở Vancouver, Canada, thấy rằng những người mà họ được cho biết là chi tiền cho người khác thì hạnh phúc hơn những người tiêu tất cả những nguồn tài sản của họ cho riêng họ. (Dunn, 2008 và 2011, Aknin, 2009).


Matthieu Ricard


Các tin tức khác

Back to top