Hiểu đúng chữ buông

18/03/2022 12:01
Chuyện kể lại rằng, một vì Đệ tử hỏi thầy:


- Thưa thầy, con thường nghe các bài pháp dạy về buông xả nhiều hơn là nắm giữ. Vậy nắm hay buông là quan trọng hơn?
 
Thầy: "Khi ăn cơm, uống nước, con thấy nắm hay buông là quan trọng hơn?"
 
Đệ tử: "Con phải cầm bát, nắm đũa để gắp thức ăn. Khi ăn xong thì phải buông bát, bỏ đũa". 

Thầy: "Con thấy rồi đấy. Khi ăn thì con không thể buông bát đũa, khi ăn xong thì không thể nắm mãi bát đũa. Nắm hay buông là theo các pháp duyên sinh, không phải theo bản ngã của mình. Tuy nhiên, nắm hay buông đúng thời thì làm lợi mình lợi người. Nắm hay buông sai thời thì làm hại mình hại người.

Đệ tử: "Xin thầy từ bi chỉ dạy"

Thầy: "Đức Phật đã dạy Tứ Chánh Cần: 
 
- Các pháp bất thiện đang sinh hay chưa sinh, cần không cho sinh lên nghĩa là từ bỏ. 
 
- Các pháp thiện đang sinh hay chưa sinh cần phải cho sinh lên nghĩa là nắm giữ. 
 
Nếu từ bỏ pháp bất thiện, nắm giữ pháp thiện là lợi mình lợi người. Ngược lại nếu nắm giữ pháp bất thiện, buông bỏ pháp thiện là hại mình hại người. 
 
Ví dụ nếu tâm chúng ta bị ô nhiễm, phiền não mà tự cho là trong sáng, thanh tịnh rồi từ bỏ các pháp thiện như hành giới, định, tuệ thì sẽ là hại mình, hại người. Nắm giữ sự thực hành giới, định, tuệ sẽ giúp chúng ta diệt trừ phiền não mới có được tâm trong sáng, thanh tịnh lợi mình, lợi người.

Chỉ khi ta hiểu đúng chữ buông của Đức Phật mới biết lúc nào nên nắm, lúc nào nên buông vì đứng trước các quyết định khó khăn thì người khôn hay kẻ khờ cũng cảm thấy lúng túng và khó xử như nhau cả.


St

Các tin tức khác

Back to top