Đáp:
Nguyên tắc chính yếu đó là phải nhận thức đúng và hành xử tốt. Đúng là đúng với quy luật tự nhiên và quy định xã hội. Tốt là không hại mình hại người, hay lợi mình hại người.
Cũng chính vì nguyên tắc đó mà Phật giáo có hạn chế một số ngành kinh doanh có hại như kinh doanh ma túy, rượu bia, chất độc, vũ khí, sát sinh v.v. Nếu doanh nhân không kinh doanh những thứ đó thì sẽ không gây tổn hại cho con người, cho xã hội, cho môi sinh và cho nền hòa bình thế giới.
Tất nhiên không có gì tuyệt đối. Tính đạo đức thực tế trong cuộc sống là tương đối vì chỉ cần hiệu quả tốt nhất chứ không thể hoàn hảo. Ví dụ như vua Trần Nhân Tông, khi chưa đi tu nhưng đã là Phật tử, đã hiểu rõ lẽ nhân quả, mà vẫn điều quân khiển tướng ra trận đánh giặc ngoại xâm. Trong hoàn cảnh đất nước cần người cầm quân đánh giặc, Phật tử Trần Nhân Tông là người biết rõ đạo lý mà hy sinh đi đánh giặc thì sẽ giảm thiểu tối đa tổn hại tài sản và nhân mạng cho cho cả hai bên, nếu để người cầm quân hung bạo hiếu sát thì sẽ gây ra vô số thiệt hại. Lịch sử cho thấy thời Lý Trần là thời hòa bình thịnh vượng nhất của đất nước Việt Nam vì đã biết ứng dụng đạo Phật vào trong việc cai quản đất nước, về mọi mặt, không ngoại trừ phương diện kinh tế mà kinh doanh là một phần trong đó.
Hỏi:
Nếu ứng dụng vào kinh doanh thì theo đạo Phật yếu tố nào giúp doanh nhân đạt được hiệu quả cao?
Đáp:
Đạo Phật có ba yếu tố giúp cho mọi sinh hoạt đều có thể trở nên tốt đẹp, đó là trong lành (giới), định tĩnh (định), sáng suốt (tuệ) mà trong đời sống hàng ngày thường được biểu hiện dưới ba hình thức thiết thực là thận trọng, chú tâm, và quan sát. Nếu doanh nhân biết ứng dụng ba yếu tố này thì sẽ rất dễ thành công.
- Thận trọng là cẩn thận kỹ lưỡng trong mọi công việc…
- Chú tâm là sự chuyên tâm, thành ý, không xao lãng.
- Quan sát là xem xét thẩm tra một cách khách quan rõ ràng.
Đó là ba yếu tố cần thiết giúp chúng ta biết điều chỉnh cho hoàn hảo tất cả mọi lãnh vực hoạt động của con người dù việc nhỏ hay lớn. Ví dụ như trước khi đầu tư vào một việc gì cần phải chú tâm quan sát một cách thận trọng để xem chúng ta nên kinh doanh gì, có phù hợp với khả năng và vốn đầu tư không, thị trường tiêu dùng như thế nào v.v. Như vậy kế hoạch đầu tư mới khả thi.
Ngoài ra còn có bốn điều kiện cơ bản để thành công gọi là bốn điều như ý (Iddhipāda), đó là:
1) Có nhu cầu hay nguyện vọng chính đáng (Chand’iddhipāda).
2) Có chuyên cần nỗ lực để thực hiện (Viriy’iddhipāda).
3) Có quyết tâm không thối chí nản lòng (Citt’iddhipāda).
4) Có nhận thức rõ tiến trình thực hiện (Vimams’iddhipāda).
Thiếu bốn điều kiện trên thì không thể nào thành công trong bất kỳ việc gì, kể cả kinh doanh.
Thực ra, trong Phật giáo có vô số những pháp giúp cho doanh nhân làm giàu một cách chân chính, ví dụ Tứ nhiếp pháp, Tứ vương pháp v.v.
NH: Nhân tiện xin thầy cho một ví dụ nữa ạ.
HT.TVM: Ví dụ như 4 pháp sau đây:
1/ Thức thời đạt vụ (saccamedha).
2/ Thông hiểu nhân tâm (purisamedha).
3/ Có biện pháp đúng (sammāpāsa).
4/ Biết cách giao tiếp (vācāpeyya) có thể giúp doanh nhân thành đạt một cách chính đáng.
HT. Viên Minh
Các tin tức khác
- 8 tâm thái đưa bạn đến thành công ( 4/02/2023 12:27)
- 2 việc cần phải chậm ( 3/02/2023 8:51)
- Xuân yêu thương của các bạn trẻ ở Đak Lak ( 3/02/2023 10:06)
- Một câu nói dịu dàng ( 2/02/2023 9:18)
- Tức giận là lấy sai lầm của người khác làm tổn thương chính bản thân mình, đừng khờ như thế ( 2/02/2023 9:14)
- Chưa phát tâm thọ giới Bồ-tát có ảnh hưởng đến tu học? ( 2/02/2023 9:04)
- Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau ( 1/02/2023 8:46)
- Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn (31/01/2023 9:21)
- Trái tim càng bé nhỏ càng dễ bị tổn thương (30/01/2023 9:25)
- Cuộc sống vô thường, đừng để chữ “chờ” làm lỡ một đời (29/01/2023 9:00)