Đau mãn tính là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng khuyết tật, chưa kể đến gánh nặng tâm lý. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp khác hiệu quả nhưng không gây nghiện để giải quyết vấn nạn toàn cầu này.
Đầu năm nay, trong Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA), CDC (Trung Tâm kiểm soát, ngăn ngừa bệnh) phát hành hướng dẫn mới cho các bác sĩ khi kê toa thuốc giảm đau mãn tính gồm các loại thuốc có chứa chất gây nghiện. Các bác sỹ được khuyến nghị ưu tiên sử dụng các phương pháp không dùng thuốc trước khi can thiệp bằng dược lý. Cũng trên tạp chí JAMA tháng vừa qua là một bài xã luận nêu rõ vai trò tiềm năng của thiền chánh niệm như là một phương pháp trị liệu thay thế cho các toa thuốc tân dược giảm đau. Mặc dù có thể không hiệu quả trong tất cả các trường hợp, thiền chánh niệm có vẻ là một phương pháp đầy hứa hẹn cho những người đang đối phó với cơn đau nhẹ và vừa, hay ít ra, đây là phương pháp bổ trợ cho những người bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau. Thiền không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy thiền có thể dần dần cải thiện các cơn đau, kể cả lâm sàng và trong phòng thí nghiệm.
Trong một nghiên cứu vào đầu năm nay, những người bị đau lưng kinh niên có hai lựa chọn: tham gia vào khóa học gồm tám tuần thiền định giảm căng thẳng (MBSR), hoặc trải qua nhiều tuần điều trị nhận thức hành vi (CBT), đây cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Nhóm đối chứng sẽ sử dụng các phương pháp chữa trị thông thường. Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, người ta nhận thấy sức khỏe của các bệnh nhân tham gia MBSR và CBT đều được cải thiện tương đương – cơn đau của họ giảm 44%-MBSR và 45%-CBT, so với 27% ở nhóm đối chứng. Vì vậy, cả hai phương pháp MBSR và CBT có vẻ đã giúp giảm đau đáng kể so với phương pháp chuẩn. Trong một nghiên cứu gần đây trên người già bị đau mãn tính cũng cho tỷ lệ tương tự khi dùng phương pháp MBSR.
Điều thú vị là, việc giảm đau nhờ thiền chánh niệm không cần dùng chất gây nghiện. Trong một nghiên cứu khác, những người đã từng dùng thuốc giảm đau có chất gây nghiện, được học về thiền định, vẫn bị đau ít hơn so với nhóm đối chứng khi trải qua cùng một thử nghiệm về cơn đau. "Nghiên cứu này cho biết thêm; một quá trình đặc biệt đã diễn ra với cách thiền định giúp giảm các cơn đau", tác giả nghiên cứu Fadel Zeidan nói. "Những phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với những người đã quen dùng thuốc giảm đau có chất gây nghiện, nay muốn tìm kiếm một phương pháp thay thế hiệu quả nhưng không gây nghiện."
Một số nghiên cứu khác của Zeidan, sử dụng MRI (phương pháp chụp cắt lớp sử dụng cộng hưởng từ), đã chỉ ra một số tác dụng của thiền định lên thần kinh về các phản ứng đau. Ông phát hiện ra rằng thiền định ảnh hưởng đến vùng não nhận thức về môi trường (vỏ orbitofrontal), kiểm soát nhận thức và điều tiết cảm xúc (anterior cingulate cortex), tất cả đều rất giàu các thụ thể đối với chất gây nghiện.
Thiền cũng có liên quan đến việc giảm hoạt động của đồi thị (thalamus), như một trạm chuyển tiếp thông tin đến từ tủy sống đến não. Zeidan cho biết các đối tượng được học thiền định nói những điều như: "Tôi cảm thấy đau đớn ở đó, nhưng tôi đã có thể để cho nó đi. Tôi không bám víu vào nó quá nhiều”. Một trong những tác dụng tốt của thiền định là nó thay đổi cách chúng ta nhận thức về cơn đau.
Forbes/ y dược và sức khỏe
Việt dịch: Diệu Liên Hoa
Alice G. Walter
Các tin tức khác
- Một người muốn thành công, thứ quan trọng hơn cả nỗ lực đó là ngủ cho tử tế (28/10/2019 6:13)
- Món quà của lão trung y 112 tuổi trước khi qua đời, có bệnh hay không có bệnh cũng nên đọc (25/10/2019 8:11)
- Đu đủ - loại quả bổ dưỡng chữa nhiều bệnh (22/10/2019 6:15)
- Lợi ích của việc ăn rau xanh mỗi ngày (20/10/2019 5:46)
- Chế độ ăn khoa học giúp giảm suy nhược tinh thần (18/10/2019 7:57)
- Kĩ thuật giúp 96% lính Mỹ ngủ trong vòng 2 phút (16/10/2019 6:19)
- Ăn chay đúng pháp và đúng cách (14/10/2019 6:30)
- Muốn sống lâu không khó, chỉ cần tuân thủ "dậy sớm 3 không làm", "sau ăn 3 không vội", "trước ngủ 3 đừng" (13/10/2019 6:15)
- Vì sao con người nhăn mặt khi ăn chua? (11/10/2019 6:04)
- Bổ sung Vitamin D lợi ích cho người bệnh tiểu đường ( 9/10/2019 5:40)