Hệ miễn dịch giúp chống lại các vi sinh vật bên ngoài có thể gây ra bệnh tật và nhiễm trùng cho cơ thể. Suy giảm miễn dịch là tình trạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các kháng nguyên thấp dưới mức bình thường, gây ra các biểu hiện bệnh lý cho cơ thể.
Suy giảm hệ miễn dịch đang trở thành mối quan tâm của y tế toàn cầu bởi nó đe dọa sức khỏe, tính mạng con người. Hệ lụy của sự suy giảm miễn dịch thể hiện rõ nhất ở nguy cơ mắc bệnh cao, thời gian phục hồi lâu...
Theo bác sĩ Hy Quang, chuyên khoa Tai-Mũi-Họng bệnh viện E Trung ương, có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch, trong đó có nhiều thói quen phổ biến:
1. Môi trường sống ô nhiễm
Sống trong môi trường ô nhiễm, bạn thường xuyên hít phải khói bụi, hơi hóa chất, thuốc trừ sâu… đặc biệt BỤI MỊN PM2.5 (Sát thủ vô hình) có thể XÂM NHẬP VÀO TẾ BÀO cơ thể người, từ đó phá hủy tế bào miễn dịch Lympho T (vốn đóng vai trò then chốt của hệ miễn dịch), phá hủy cơ chế tự bảo vệ - miễn dịch từ bên trong tế bào.
Khói thuốc lá được coi là một trong những nguồn ô nhiễm nguy hiểm nhất và đặc biệt có hại cho trẻ em. Bởi trẻ em hít thở với tốc độ nhanh hơn và hệ thống giải độc tự nhiên kém phát triển hơn, với hơn 4000 chất độc hại có thể kích thích hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể, tạo ra những thay đổi trong chức năng miễn dịch làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ em.
Giải pháp là ra đường bạn nên dùng khẩu trang để cản trở việc hít thở những luồng khí độc hại. Có thể dùng máy lọc không khí trong nhà nếu bạn sống trong môi trường ô nhiễm cao. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá.
2. Ngồi cả ngày
Công việc gắn liền với bàn giấy cả ngày làm chậm quá trình trao đổi chất. Điều này làm giảm sự hấp thụ những dưỡng chất thúc đẩy hệ miễn dịch mà cơ thể rất cần.
Giải pháp: Bạn nên đung đưa chân, duỗi thẳng tay chân khi ngồi làm việc, đứng lên đi lại một lúc sau mỗi 1 tiếng đồng hồ. Nếu bạn làm ở tầng không quá cao, hãy cố gắng đi thang bộ thay vì thang máy.
3. Thức khuya, thiếu ngủ, ngủ kém
Cơ thể sản xuất melatonin trong khi bạn ngủ. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin. Từ đó, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào đại thực bào để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và sửa chữa những khiếm khuyết. Hãy cố gắng ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
4. Căng thẳng
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, căng thẳng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn khủng khiếp.
Sự căng thẳng/ Stress gây suy giảm nồng độ hormone như testosterol, estrogen.. và não bộ đẩy mạnh sản xuất các hormone cortisol, làm suy yếu chức năng của các tế bào Lympho T chống nhiễm trùng;
Giải pháp: Bạn có thể tập thể dục, chơi thể thao hàng ngày, tập Yoga, đi massage mỗi cuối tuần để đưa lượng cortisol trở về mức bình thường. Cần cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn, tránh tạo áp lực học tập nhiều cho trẻ nhỏ.
5. Lạm dụng kháng sinh
Việc lạm dụng kháng sinh ngoài làm vi khuẩn đề kháng kháng sinh, còn dẫn tới cơ thể giảm tổng hợp Cytokine – một Hormon rất cần thiết cho hệ miễn dịch, gây ra suy giảm hệ thống miễn dịch đặc biệt ở trẻ em. Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn đường ruột có lợi, phá vỡ sự cân bằng miễn dịch, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, dễ làm phát sinh những bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.
6. Chế độ ăn quá dư thừa đạm
Tình trạng dư đạm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa, khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1, một loại hormone đẩy nhanh sự già hóa và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch.
Hãy kiểm soát, khống chế lượng đạm động vật sao cho loại đạm này không chiếm quá 10% năng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nếu mức này vẫn chưa đủ, hãy cắt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí xuống còn 5%.
7. Thói quen thích ăn đồ ngọt
Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng, ăn 100 g đường cản trở đáng kể năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó.
8. Thiếu chất béo lành mạnh
Chất béo từ các loại hạt chứa chất chống viêm sưng, giữ hệ miễn dịch hoạt động tốt. Ngoài ra, bổ sung vitamin C từ cam, chanh, kiwi… cũng làm tăng miễn dịch cho cơ thể.
9. Không uống đủ nước
Con người cần nhiều nước để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Lượng nước cần thiết trong ngày khác nhau giữa mỗi người tùy theo nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết cơ thể đã được cung cấp đủ nước khi nước tiểu có màu vàng nhạt.
10. Uống nhiều rượu
Uống nhiều rượu có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch với các mầm bệnh xâm nhập. Chất chuyển hóa chính của rượu, acetaldehyde có khả năng làm suy yếu chức năng nhung mao trong phổi khiến nó dễ bị vi khuẩn và vi rút xâm nhập tấn công.
11. Thừa cân
Dư thừa cân nặng không tốt cho tim, não, các cơ quan khác trong cơ thể và cả hệ miễn dịch. Trên thực tế, những người dễ nhiễm cảm gặp nhau ở điểm chung là chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 40, con số minh chứng cho tình trạng béo phì. Béo phì gây mất cân bằng hormone và suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.
12. Dùng mỹ phẩm nhiễm chì
Son môi, má hồng và kem nền dường như là những vật "bất ly thân" với các chị em công sở. Tuy nhiên, nếu những thứ này chứa sodium lauryl, về lâu dài sẽ tàn phá hệ miễn dịch của bạn. Nếu có thể, nên đầu tư một bộ mỹ phẩm có chứa thành phần thiên nhiên thân thiện với làn da. Những cây cỏ thiên nhiên hoặc thực phẩm ngay trong căn bếp cũng có thể giúp bạn đẹp tự nhiên và an toàn, chẳng hạn như: lô hội, lòng trắng trứng gà, sữa chua, mật ong, cám gạo, bã cà phê, dưa chuột… Nên tẩy trang cho da mặt ngay khi tan sở về nhà.
Các tin tức khác
- Chăm sóc nội tạng khoẻ mạnh ( 8/07/2020 8:03)
- Dịch Covid-19 ngày 7-7: Mỹ hơn 130.000 ca tử vong ( 7/07/2020 8:24)
- Ngày chay học cách làm xíu mại chay mềm dẻo cực ngon ( 6/07/2020 8:18)
- Uống 1 ngụm nước gừng vào buổi sáng tốt như nhân sâm (30/06/2020 6:20)
- 5 cách giúp bạn có được giấc ngủ sâu (26/06/2020 7:50)
- Khoa học chứng minh 9 điểm chung luôn có ở những người hạnh phúc (24/06/2020 6:12)
- Lợi ích "thần kỳ" từ củ đinh lăng (16/06/2020 7:47)
- Thay đổi thói quen, kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý (13/06/2020 7:51)
- 16 tác dụng của rau diếp cá cực kỳ có lợi cho sức khỏe ( 9/06/2020 6:30)
- Làm sao biết cơ thể đang thiếu vitamin K? ( 8/06/2020 8:04)