Về bản chất, ăn uống trong chánh niệm có nghĩa là chú ý đến thực phẩm - khi bạn mua, chuẩn bị, phục vụ và tiêu thụ. Các phương pháp thực hành ăn uống trong chánh niệm không dành cho những người không có 5 phút để nghiền ngẫm một quả nho khô.
1. Ăn đúng lượng cơ thể cần
Ăn chậm và dừng lại khi cơ thể đã no, giúp trí óc nhận ra điều cơ thể thực sự cần về dinh dưỡng. Cơ thể thường gửi tín hiệu no khoảng 20 phút sau khi ăn, nhưng nếu không chú tâm, chúng ta thường ăn quá mức một cách vô thức. Khi chúng ta ăn chậm lại, bạn có thể tạo cơ hội cho cơ thể bắt kịp não và nghe các tín hiệu để ăn đúng lượng cơ thể cần.
2. Lắng nghe “tín hiệu đói” từ cơ thể
Thay vì chỉ ăn khi chúng ta nhận được tín hiệu cảm xúc như căng thẳng, thất vọng, cô đơn hoặc thậm chí chỉ là buồn chán, chúng ta nên lắng nghe cơ thể báo tín hiệu đói, chẳng hạn bụng của bạn đang réo, năng lượng thấp hoặc cảm thấy hơi lâng lâng? Thông thường, chúng ta ăn khi tâm trí nói với chúng ta thay vì đợi cơ thể lên tiếng. Hãy tự hỏi bản thân: Những tín hiệu đói của cơ thể mình là gì và những yếu tố kích thích cảm giác đói của bạn là gì?
3. Xây dựng một nhà bếp có tâm
Xây dựng một nhà bếp có tâm có nghĩa là biết tổ chức và chăm sóc không gian bếp của bạn để khuyến khích các cuộc họp mặt cùng thân nhân và bạn hữu ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng. Khi mua sắm thực phẩm, nên cân nhắc mua và mang những gì vào nhà bếp. Thực phẩm lành mạnh có tiện sử dụng không? Những loại thực phẩm nào trong tầm nhìn?
4. Hiểu động cơ lựa chọn thực phẩm của bạn
Ăn thực phẩm giúp thoải mái về mặt tinh thần hay ăn thực phẩm lành mạnh về mặt dinh dưỡng? Đây là một sự cân bằng khó khăn và lý tưởng nhất là chúng ta có thể tìm thấy các loại thực phẩm bổ dưỡng cũng giúp chúng ta cảm thấy thích khi ăn. Khi chúng ta thực hành ăn uống lành mạnh với nhiều loại thực phẩm đa dạng, chúng ta sẽ từ bỏ các loại thức ăn yêu thích có hại cho sức khỏe và cuối cùng bạn sẽ tìm thấy nhiều loại thức ăn cần cho tinh thần và thể chất.
5. Kết nối với lòng biết ơn những người giúp bạn có được thức ăn và đồ uống
Xem xét thực phẩm đến từ đâu là một cách. Khi chúng ta dừng lại để xem xét tất cả những người “tham gia vào bữa ăn” mà bạn có, từ những người thân yêu (và chính bạn) đã chuẩn bị nó, đến những người dự trữ hàng hóa trong siêu thị, những người trồng và thu hoạch nguyên liệu thô….bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì sự gắn kết. Bạn có thể suy ngẫm về truyền thống văn hóa đã mang lại cho bạn món ăn này, các công thức nấu ăn được truyền lại trong gia đình hay từ sự chia sẻ của bạn hữu.
Thật dễ dàng trải nghiệm và bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã dành thời gian và công sức của họ để góp phần tạo ra bữa ăn cho bạn. Chỉ với một chút chánh niệm như thế này, chúng ta có thể bắt đầu có những lựa chọn khôn ngoan hơn về thực phẩm và thức uống, không chỉ cho chúng ta mà còn cho cả hành tinh.
6. Chú tâm vào chén/đĩa của bạn
Khi bị phân tâm, chúng ta sẽ khó lắng nghe tín hiệu của cơ thể về thức ăn và các nhu cầu khác. Vì thế, hãy thử thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là chú tâm vào chén hay đĩa của bạn, không có màn hình bên cạnh hoặc sự phân tâm nào khác về công việc. Chánh niệm là cách tập sống chậm lại, lắng nghe cơ thể mình, làm từng việc một, trong đó có việc quên đi ý nghĩ việc ăn uống làm mất thời gian của bạn.
Anh Mi