Một trong mối bận tâm hiện nay là người tiểu đường có nên ăn chay không và áp dụng chế độ ăn chay như thế nào để đủ chất?
Vai trò của chế độ ăn chay đối với sức khỏe
Những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người lựa chọn chế độ ăn chay vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự ưu tiên về lợi ích cho sức khỏe, bảo vệ động vật, nâng cao ý thức về môi trường là những lý do khiến nhiều người chuyển từ ăn mặn sang ăn chay.
Ăn chay vẫn có thể là chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nếu áp dụng đúng cách. Đây là một trong những cách ăn uống lành mạnh nhất, bởi vì chúng ta đều biết thực phẩm từ thực vật cũng chứa nhiều đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Với người đang sống chung với bệnh tiểu đường, liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và huyết áp thì ăn chay là một chế độ ăn kiêng giúp họ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Vậy thực sự ăn chay có tốt cho người bệnh tiểu đường? Và chế độ ăn chay đủ chất là như thế nào?
Người tiểu đường có nên ăn chay không?
Theo một số báo cáo khoa học, ăn chay là một trong những lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Ăn chay giúp ngăn ngừa và phòng tránh các nguy cơ của bệnh tiểu đường, đẩy mạnh quá trình giảm cân và giúp hạ nồng độ glucose trong máu.
Bên cạnh đó, ăn chay giúp cung cấp nhiều chất xơ giúp làm giảm cholesterol và tạo cảm giác no lâu đối với người tiểu đường do thừa cân. Khi nạp vào cơ thể tối thiểu 50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường huyết trong máu của bạn có khả năng ổn định và giảm xuống.
Ngoài ra, ăn chay có khả năng giảm các biến chứng tiểu đường vì vậy được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. Theo số liệu của nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ, 43% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi chuyển qua ăn chay đúng cách đã giảm được lượng thuốc điều trị nếu áp dụng chế độ ăn đủ chất.
Các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt nguyên cám là nguồn dưỡng chất tốt cho sức khỏe người tiểu đường |
Người tiểu đường ăn chay thế nào để đủ chất?
Ăn chay được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường nhưng đó phải là một chế độ ăn chay đủ chất nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh, đồng thời không làm tăng chỉ số đường huyết.
Mỗi bữa ăn cho người bị tiểu đường, cho dù là bữa ăn chính hay bữa ăn phụ bổ sung, đều cần phải cân bằng lượng protein, carbs và chất béo lành mạnh cho cơ thể.
Việc ăn các sản phẩm từ đậu và hỗn hợp rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp rất nhiều protein và các dưỡng chất quan trọng khác.
Người tiểu đường có thể áp dụng phương pháp ăn chay theo mô hình kim tự tháp để bổ sung nguồn dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.
Theo kim tự tháp dinh dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm cần bổ sung sau nhóm rau củ quả.
Ngoài ra, các nhóm thực phẩm từ các loại đậu có vỏ (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…), các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều…) cung cấp nhiều protein, axit amin, các khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Người ăn chay cần uống tối thiểu 2.5 lít nước/ngày, tăng cường luyện tập thể dục thể thao và duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày.
Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn chay phù hợp, nhiều người cũng lựa chọn các sản phẩm bổ sung để quá trình ăn chay đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
St
Các tin tức khác
- Người đái tháo đường ăn chay như thế nào để đủ chất? (20/05/2022 1:05)
- Chủ động chăm sóc sức khoẻ (11/05/2022 12:23)
- Rau diếp cá chữa viêm họng ( 1/05/2022 7:50)
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày (24/04/2022 12:03)
- Nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản càng biết càng bất ngờ (23/04/2022 12:12)
- Tập thói quen, ý thức chăm sóc sức khỏe (14/04/2022 12:24)
- 9 hiểu lầm về đột quỵ ( 1/04/2022 1:25)
- Ăn chay có giảm được ung thư? (23/03/2022 8:07)
- 6 bác sĩ “ có sẵn” trong tự nhiên giúp chúng ta tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe ( 6/03/2022 12:14)
- Những quan niệm sai lầm về ăn chay ( 4/03/2022 12:01)