Không phải tất cả các vi khuẩn đều có hại. Các chất vi sinh (probiotic) là những vi khuẩn và nấm men thân thiện tồn tại trong đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu khoáng chất, chống lại các vi sinh vật nguy hại và tăng cường miễn dịch. Chúng có thể tồn tại tự nhiên trong cơ thể hoặc được bổ sung từ các loại thực phẩm. Bạn hãy lưu ý một số loại thực phẩm giàu chất vi sinh dưới đây:
1. Sữa chua
Sữa chua chứa các vi sinh vật sống và tích cực cần thiết như Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophiles, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Bifidus. Quá trình khử trùng có thể tiêu diệt các vi sinh vật này. Mặc dù sữa chua làm từ sữa dê rất có lợi cho sức khỏe, nhưng sản phẩm làm từ sữa bò vẫn phổ biến hơn.
2. Kim chi
Kim chi là món ăn rất phổ biến tại Hàn Quốc được làm từ các loại rau cải làm dưa, đặc biệt là cải thảo. Các vi khuẩn axít lác-tic là vi sinh vật nổi trội trong món ăn này khiến Kim chi trở thành món ăn có chứa probiotic nhiều như trong sữa chua.
3. Chuối
Chuối nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong đường ruột, do vậy duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa.
4. Các loại rau mầm
Các loại rau mầm lên men có thể trở thành thực phẩm giàu probiotic. Khi sử dụng muối hoặc nước muối để ngâm rau, muối sẽ phản ứng với các vi khuẩn trong các loại rau mầm để tạo ra các vi sinh vật có lợi cho cơ thể của chúng ta.
5. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là sự thay thế tuyệt vời cho sữa bò phù hợp với những người không dung nạp lactose. Sữa đậu nành tự nhiên có chứa ít vi sinh vật tích cực, tuy nhiên các loại sữa đậu nành sẵn có trên thị trường được bổ sung thêm các vi sinh vật sống.
6. Sinh tố dinh dưỡng (Lassi)
Lassi là một “phiên bản” thơm ngon của sữa chua (được làm từ hoa quả xay nhuyễn trộn lẫn sữa chua). Loại sinh tố dinh dưỡng này thúc đẩy quá trình tiêu hóa và bổ sung hệ vi khuẩn tự nhiên trong ruột.
7. Nấm sữa dừa
Đây là loại đồ uống rất giàu probiotic được làm từ sữa dừa lên men và ngũ cốc kefir. Nấm sữa dừa rất dễ chế biến tại nhà và trở thành một loại đồ uống tuyệt vời có chứa men có thể tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
BS. Tuyết Mai
(theo Univadis/Boldsky)
Các tin tức khác
- 4 động tác đơn giản giảm mỏi mắt (10/06/2017 1:34)
- Ngủ nhiều hơn những ngày cuối tuần có thể tăng nguy cơ đau tim ( 8/06/2017 1:04)
- Rau sam: một kháng sinh thực vật ( 7/06/2017 12:40)
- Bạn đã dùng thuốc Đông Y đúng cách ? ( 6/06/2017 12:57)
- Vitamin C và sức khỏe con người ( 5/06/2017 12:38)
- Tự xoa bóp chữa đau đầu ( 4/06/2017 12:33)
- Tự làm sữa đậu nành mè đen giải nhiệt cơ thể ngày hè ( 3/06/2017 1:12)
- 5 lời khuyên cần thiết cho người nằm viện và người thăm bệnh nhân ( 2/06/2017 1:09)
- Bổ sung nước cho cơ thể như thế nào mới đúng cách ? ( 1/06/2017 12:49)
- Nên kết hợp sữa chua khi dùng kháng sinh, tại sao? (31/05/2017 1:32)