Uống trà phải “ xem trời”...
Theo Đông y, lá chè nằm giữa khoảng tính ôn và tính lương, có các tác dụng khác nhau đối với sức khoẻ. Khí hậu đại bộ phận các vùng miền nước ta đều có bốn mùa rõ rệt, mùa đông ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá. Vì vậy, uống trà rất cần “xem trời”, có nghĩa là, phải tuỳ theo thời tiết khác nhau mà chọn lựa loại trà có tính năng và công hiệu khác nhau. Quan điểm của Đông y là: Mùa xuân dùng trà ướp hoa, trà này vị ngọt, tính mát, có hương thơm, có lợi cho việc tiêu tán khí lạnh, tạo thêm dương khí cho cơ thể, sảng khoái tinh thần. Mùa hè uống trà xanh (trà móc), thanh nhiệt khứ hoả, tạo nhiều nước bọt, giúp giảm khát, giảm đờm, kích thích tiêu hoá. Mùa thu uống chè tươi, vừa phảng phất hương vị thanh khiết và hương hoa thiên nhiên của trà xanh, lại vừa có chất vị đậm đà của hồng trà, tính ôn không nóng không lạnh, giảm trừ tích nhiệt và giúp cơ thể chống “ háo nước”. Mùa đông uống “ hồng trà” vì hồng trà tính ngọt và ấm, giúp chống lạnh giữ ấm - là giải pháp dưỡng sinh bảo vệ cơ thể trong mùa đông, nuôi dưỡng dương khí cho cơ thể, sinh nhiệt, giữ ấm bụng, tăng cường khả năng chống rét cho cơ thể.
Và cũng phải “ xem người”
Uống trà còn cần phải “xem người”. Theo Đông y, cơ thể chúng ta có háo, nhiệt hay hư hàn khác nhau. Lá chè cũng có phân loại tính lương (mát) và tính ôn (nóng) khác nhau. Người có thể chất nóng, háo thì uống trà xanh, trà tươi có tính lương là phù hợp; người có thể chất hư hàn thì nên uống hồng trà có tính ôn. Thể chất của cộng đồng dân cư thành phố hiện nay cũng không khó phân biệt là háo nhiệt hay hư hàn, bởi dân thành phố thường hút thuốc, uống rượu, thức khuya... và có nhiều thói quen sinh hoạt không tốt nên thể chất đa dạng, thường thay đổi. Vì vậy, người có vượng khí, nóng trong người vào mùa hè thấy rất nóng, nếu cứ dùng hồng trà thì chẳng khác gì lửa đổ thêm dầu. Người có thể chất hàn lạnh nếu chỉ ăn một chút đồ lạnh đã thấy khó chịu, nếu lại uống nhiều trà xanh chẳng khác gì như thêm sương lên tuyết. Trạng thái thân thể của mỗi người luôn thay đổi tuỳ theo khí hậu, thời tiết mà có các chứng trạng khác nhau, uống trà cũng phải biết căn cứ theo thời tiết và trạng thái cơ thể của mỗi người.
Để phán đoán xem loại trà có phù hợp với mình hay không, cần tự quan sát cơ thể có xuất hiện triệu chứng gì lạ sau khi uống trà hay không, điều này thường thể hiện trên hai khía cạnh: Một là, dạ dày và ruột không chịu đựng được, sau khi uống trà thường xuất hiện đau quặn, đi đại tiện phân nát... Hai là, xuất hiện hưng phấn quá mức, mất ngủ, nhức đầu, chân tay tê mỏi hoặc nhạt mồm nhạt miệng... Nếu sau khi uống trà mà xuất hiện những triệu chứng kể trên, cần dừng ngay không uống nữa. Ngoài ra, có thể căn cứ sự thay đổi thể chất của mình mà cho thêm một chút nhân sâm để tăng cường tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên cần chú ý, người có thể chất lạnh nên chọn dùng hồng sâm hoặc sâm tươi đã qua phơi nắng. Không dùng trà có bổ sung sâm vào buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Những kiêng kỵ cần biết khi uống trà
Mỗi loại trà hàm chứa những thành phần khác nhau nên công hiệu cũng không giống nhau. Trà xanh là loại trà không lên men, hàm lượng chất chát (tanin) cao, có tính sát khuẩn, tiêu viêm và vì vậy rất dễ kích thích dạ dày và ruột, đặc biệt kích thích rất mạnh đối với những người có thể chất mẫn cảm.
Các tin tức khác
- 5 thực phẩm giúp giải cảm nhanh (22/11/2018 3:38)
- Bốn lý do nên tích cực ăn chay (18/11/2018 3:54)
- Ăn nhạt quá có nguy hiểm? (16/11/2018 2:53)
- Vitamin B6 và những lợi ích dễ bỏ qua (14/11/2018 3:21)
- Da đẹp siêu dễ với muối (12/11/2018 3:33)
- Mẹo nhỏ hiệu quả bất ngờ ( 8/11/2018 3:22)
- Sử dụng kháng sinh khi cảm lạnh: nên hay không? ( 3/11/2018 3:36)
- Cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt cực hiệu quả ( 2/11/2018 10:39)
- Những công dụng ít biết từ quả chanh (31/10/2018 12:54)
- Học bí quyết giữ dáng của người Nhật (28/10/2018 1:55)