Con đường hạnh phúc

30/05/2013 3:38
Đêm 28-5, Nhà Thể dục Hồng Khám, Hồng Kông tổ chức thuyết giảng công khai cuối cùng với chủ đề: Con đường hạnh phúc - Happiness is the way, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh chủ giảng, thu hút hàng vạn người đến hội trường để nghe.

Thiền sư Nhất Hạnh năm nay 87 tuổi, trong tháng qua đã thu hút 90 vạn người tham gia "trại sinh hoạt giác tỉnh" (觉醒生活营), học tập nhịp điệu từ từ của cuộc sống, tạm xa lìa sự hối hả và nhộn nhịp của đời sống làm việc.

Ngài tập trung thúc đẩy rộng rãi "nghệ thuật sinh hoạt chánh niệm", cho rằng thực tập chánh niệm là con đường dẫn tới hạnh phúc trong cuộc sống. Trước khi thuyết giảng, hàng môn đệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn mọi người thực hành "pháp chánh niệm hơi thở" (正念呼吸法). Trong buổi thuyết giảng, Thiền sư Nhất Hạnh đưa ra một số câu hỏi cho đại chúng suy nghĩ về mối quan hệ với những người xung quanh mình, và dạy cho mọi người cách giao tiếp với họ.

1.jpg
Thiền sư Nhất Hạnh quan tâm xã hội, khuyên mọi người cần phải có tâm từ bi

Thiền sư Nhất Hạnh kêu gọi mọi người nên ăn chay để bảo vệ môi trường, Ngài chỉ ra rằng ăn thịt sẽ mang lại những cảm xúc ác niệm và phẫn nộ... , cũng cho rằng người đời không hiểu tiêu phí chánh niệm, nên mới xuất hiện bạo lực và phẫn nộ, hiểu được nỗi đau khổ của người khác, thì sẽ nảy sinh tâm từ bi.

Trong xã hội, xuất hiện rất nhiều bạo lực và phẫn nộ, Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng không hiểu tiêu phí chánh niệm là bắt nguồn ở mọi người, cái gọi là tiêu phí chánh niệm chính là cần phải căn cứ vào một trái tim từ bi. Nhưng truyền hình, phim ảnh cứ không ngừng phát sóng những tin tức về bạo lực và phẫn nộ, các bạn trẻ hấp thụ rất nhiều, tự nhiên sẽ có phản ứng không lương thiện, tích lũy lâu dài, nó sẽ tạo ra nỗi thống khổ và không vui. Thêm vào đó tiêu hao quá mức là bởi vì tâm của mình rất cô đơn, trống vắng mà hình thành.

2.jpg
Thu hút hàng vạn người đến hội trường lắng nghe

Thiền sư Nhất Hạnh dạy tất cả mọi người cần phải nhận thức nguồn gốc nỗi đau của chính mình, mới có thể hiểu rõ được nỗi đau của người khác, hận ghét sẽ không xảy ra, và hiểu rõ đau khổ chính là sự khởi đầu của tâm từ bi. Ngài cho rằng, để tìm được hạnh phúc thực ra rất đơn giản, đó là phải giảm bớt nỗi khổ sở của thân thể, và giải quyết những vấn đề trong tâm.

Làm một người biết lắng nghe, chỉ có một mục đích, chính là phải giảm bớt sự đau khổ của người khác, mặc dù cảm thấy họ nói không đúng, và khi bạn lắng nghe sự tố khổ của đối phương, thì nỗi đau của họ tương đối giảm đi rất nhiều.

Cũng không cần ngắt lời hay tranh luận với họ, bằng không sẽ biến thành một cuộc tranh luận, chỉ làm cho cả hai đều thống khổ, sẽ không thể dùng sự câu thông để mang lại hòa giải.

 Cần phải đợi sau khi anh ta nói xong, qua một vài ngày hãy bày tỏ ý kiến trở lại, như vậy, đối phương cũng tương đối lắng nghe dễ dàng hơn. Dùng từ bi, chánh niệm để giúp mình và giúp đỡ người khác.

  Thanh Như dịch

Các tin tức khác

Back to top