Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".
Thế nhưng 1 năm sau đó, kỷ lục này đã bị phá vỡ bởi một bức tượng Phật nằm tại chùa Vàm Ray (tọa lạc tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) dài 54 mét (hơn tượng chùa Hội Khánh đúng 2 mét). Toàn bộ bức tượng Phật được sơn màu vàng. Bên dưới, bệ đỡ là dãy nhà sinh hoạt cho các chư tăng và Phật tử gần xa về lưu trú. Đây là ngôi chùa theo hệ phái Nam tông Khmer thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hành lễ.
Tuy nhiên điều bất ngờ đã xảy ra, khi hiện nay bức tượng Phật nằm có quy mô lớn hơn, cao hơn, dài hơn khá nhiều so với 2 bức tượng trước đó đã sắp hoàn thành vào tháng 11/ 2019 với chiều dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất và đang giữ vị trí số 1 hiện nay tại Việt Nam. Bức tượng được đặt trang trọng tại chùa Bô Tum Vong Sa Som Rong (gọi tắt là chùa Som Rong, tọa lạc tại số 367, đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Ông Võ Văn Thôn, một trong những công nhân thi công tượng Phật trên cho biết: “Chúng tôi thi công ròng rã gần 18 tháng mới có thể hoàn thành công trình vào tháng 11 tới đây. Vì tượng quá lớn nên khá vất vả nhất là tạo khuôn mặt thật phúc hậu, độ lượng và dáng nằm sao thật uy nghiêm, đỉnh đạc, thong dong, thư thái. Đây là công việc rất khó khăn nhiều so với những bức tượng tư thế đứng, ngồi. Tuy nhiên chúng tôi đã thành công viên mãn và chỉ chờ ngày bàn giao công trình”.
Theo quan sát của chúng tôi bức tượng Phật được thi công bằng bê tông, cốt sắt rất nặng và kiên cố. Bên dưới tượng dự kiến làm nơi sinh hoạt, hội họp, học tập cho hàng trăm tăng sinh. Đường nét thi công rất sắc sảo, công phu mang tính nghệ thuật điêu khắc rất cao. Do được đặt trên bệ cao cùng với sự to lớn của bức tượng nên du khách từ TP Sóc Trăng có thể nhìn thấy bức tượng này từ xa hàng trăm mét tạo nên “điểm nhấn” rất thú vị, độc đáo, lạ lẫm cho thành phố này.
Bà Thạch Vân Dang, ngụ phường 5, TP Sóc Trăng tự hào nói: Chúng tôi và tự hào vì quê hương mình có được một tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung đáp ứng lòng mong đợi của bà con phật tử Sóc Trăng. Đây còn là điểm phát triển du lịch rất hấp dẫn của địa phương chúng tôi trong tương lai”.
Theo lời Thượng tọa trụ trì chùa Lý Minh Đức thì chùa Som Rong được xây dựng trên 600 năm qua. Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. Về cái tên Som Rong thì do nguyên nhân trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa có tên loại cây này hàng trăm năm qua. Hiện nay chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang phát triển rất tốt. Kiến trúc chùa Som Rong bao gồm chánh điện, sa la, tịnh xá, thư viện và các công trình phụ khác trên diện tích 5 ha. Nhiều du khách rất thích thú và ghi lại nhiều hình ảnh tại ngôi bảo tháp rất hoành tráng, uy nghi với kính phí trên 1 tỷ đồng do một phật tử tự nguyện đóng góp.
Trong tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng mời gọi khách đường xa, trong bóng mát thâm xuyên của những ngôi điện cổ xưa hòa lẫn những ngôi nhà mới hiện đại khang trang. Xa xa là ánh mắt từ bi của bức tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn đang kêu gọi sự nhân ái, hòa đồng, yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh. Tất cả đã là du khách dễ say lòng khi đến với chùa Som Rong hôm nay.
Các tin tức khác
- Ngôi chùa ra đời bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (10/12/2019 6:11)
- Chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( 8/12/2019 8:00)
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM sắp tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập ( 5/12/2019 6:20)
- Tăng cường an ninh tại Bồ Đề Đạo Tràng ( 4/12/2019 8:34)
- Ngôi mộ người đàn ông được cả đàn voi thăm viếng 7 năm trời ( 3/12/2019 6:02)
- Khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu ( 2/12/2019 8:00)
- Gần 3.000 Phật tử dự Hội thi Giáo lý cấp Thành phố ( 1/12/2019 8:05)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh rời Huế, sang lại Thái Lan (28/11/2019 6:11)
- 2 ngôi chùa cổ vờn mây trên đỉnh núi tiên (27/11/2019 5:47)
- Bộ lịch thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (24/11/2019 7:59)