8/10/2017 2:22
Viện Nhân văn thuộc Đại học Ariona, Hoa Kỳ vừa mới thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA), nhằm khám phá các truyền thống tôn giáo, trí tuệ, xã hội, văn hóa tín ngưỡng trên thế giới.
Với truyền thống Phật giáo trở nên quen thuộc hơn, đối với các Học viện đang phát triển phổ biến tại Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) sẽ thu hút sự có mặt của các giảng viên hiện có trong các nghiên cứu về Đông Á, và các nghiên cứu tôn giáo, nhằm thúc đẩy nghiên cứu học thuật về truyền thống Phật giáo.
Sinh viên của Viện Nhân văn thuộc Đại học Ariona, Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) sẽ là nhà nghiên cứu khoa học, tài trợ cho một loạt các đề tài giảng, hỗ trợ học bổng cho sinh viên, tổ chức các hội thảo học thuật và chia sẻ giao lưu với các vị học giả, tiếp tục gìn giữ và phát huy di sản Phật giáo, dưới dạng văn hóa nghệ thuật. Tiến sĩ Giang Vũ (Jiang Wu), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) cho biết, Trung tâm này chính thức hóa chương trình giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động tiếp cận đã được tiến hành tại trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA), đồng thời nhận ra những cơ hội do sự phát triển của các nền văn hóa và thị trường châu Á toàn cầu, cũng như sự trỗi dậy của các phong trào xã hội cảm hứng từ phương Tây.
Tiến sĩ Giang Vũ (Jiang Wu), Giáo sư Nghiên cứu Đông Á, người đã đến Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA), cho biết: “Tất cả những điều này được kết hợp với nhau, bên trong trường Đại học, bên ngoài trường Đại học, trên toàn cầu, Phật giáo đang trên đà phát triển, thu hút giới nghiên cứu học thuật, đây là một truyền thống thật sống động ở châu Á, và Hoa Kỳ. Vào năm 2002, sau khi xong chương trình bảo vệ Luận án Tiến sĩ từ Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Chúng tôi đã làm những điều tuyệt vời này, nhưng chúng tôi cần phải nhiều sự hỗ trợ hơn nữa”.
Giáo sư Giang Vũ (Jiang Wu), một chuyên gia về Thiền Phật giáo Trung quốc, tư tưởng, tôn giáo và cổ điển Trung Hoa. Giáo sư Albert Welter, Trưởng khoa Đông Á học của Đại học Arizona và cũng là Giám đốc Viện văn hóa, văn học và ngôn ngữ quốc tế, một trong những chuyên gia Thiền tông Phật giáo Trung Quốc.
Cũng tại Viện Nhân văn thuộc Đại học Ariona, Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA), các vị Giáo sư nghiên cứu các truyền thống tôn giáo ở Nhật Bản, Ấn Độ và Tây Tạng, cũng như các chuyên gia về chính niệm và nghiên cứu chiêm niệm. Các nghiên cứu của họ xuất sắc trong các lĩnh vực như khảo cổ học Phật giáo Ấn Độ, các tôn giáo Nam Á, Thiền Phật giáo Đông Á đương đại, các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa Phật giáo và địa lý thiêng liêng, Phật giáo Tây Tạng. Ngoài các bằng Cử nhân hiện tại, bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ các chương trình nghiên cứu Đông Á, Viện Nhân văn thuộc Đại học Ariona, Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) đã bắt đầu cung cấp một số nhỏ các nghiên cứu Phật học vào năm 2015, và có hai chương trình học hè ở nước Nhật Bản và Bhutan.
Cơ hội cho sinh viên
Giáo sư Giang Vũ nói: “Về mặt khu vực, chúng tôi bao gồm gần như toàn bộ Phật giáo thế giới. Tôi thấy chương trình đào tạo bậc Đại học và chương trình đào tạo sau Đại học là tài sản lớn nhất của chúng tôi. Nhìn vào đó, chúng tôi có một kế hoạch nghiên cứu rất mạnh mẽ và chúng tôi có thể tạo ra nhiều cơ hội cho các sinh viên Đại học và nghiên cứu cứu sinh sau Đại học”.
Các nghiên cứu Phật học như là một kỷ luật học thuật xuất phát từ gần 200 năm trước đây ở châu Á, nơi các nhà truyền giáo Kitô giáo, và các học giả nghiên cứu các văn bản châu Á để tìm hiểu về những phần trên thế giới. Các nghiên cứu Phật học vẫn giữ nguyên cách tiếp cận chủ yếu văn bản, trở nên tập trung vào các biểu hiện truyền thống Phật giáo.
Mục tiêu của Giáo sư Giang Vũ đối với Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA), Viện Nhân văn thuộc Đại học Ariona, Hoa Kỳ là các tiếp cận mở rộng hơn, kêu gọi các công cụ kỹ thuật số tiên tiến để khám phá không chỉ những văn bản thiêng liêng mà còn sự lan rộng địa lý của Phật giáo và các địa điểm thiêng liêng của nó.
Giáo sư Giang Vũ cho biết: “Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) chúng tôi muốn tạo ra, là làm cho tiếng nói của chúng tôi được nghe trên thực địa, chuyển đổi lĩnh vực này bằng cách tiếp cận đa ngành, một cách tiếp cận mở và thật cởi mở. Loại nghiên cứu Phật giáo, mà chúng ta hình dung sẽ là một chiếc cầu nối liên ngành với tất các chương trình và thí nghiệm khác nhau”.
Để tạo ra một mô hình nghiên cứu nhân văn mới, Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) sẽ thúc đẩy lý tưởng của dịch vụ học tập để khuyến khích học sinh làm giàu kinh nghiệm của họ, thông qua dịch vụ cộng đồng và sự tham gia của xã hội. Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) cũng sẽ mở rộng cơ hội học sinh để có được kinh nghiệm trong nghiên cứu hiện trường.
Dự án Hàng Châu, được khởi xướng bởi Giáo sư Albert Welter, là bước khởi đầu của một chương trình dài hạn để hợp tác với sinh viên để nghiên cứu Phật giáo Đông Á và phát triển một “Hàng Châu”.
Giáo sư Albert Welter nói: “Đây là thời điểm thích hợp cho một Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) như vậy, Trung Quốc và châu Á lại khám phá ra giá trị của các truyền thống trong quá khứ. Trong khi các vùng Hy Mã Lạp Sơn và Đông Nam Á, vẫn tiếp tục có những truyền thống Phật giáo rực rỡ, hai quốc Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiếp tục giữ gìn di sản Phật giáo quan trọng, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia Phật giáo quan trọng nhất thế giới, một viễn cảnh không thể tưởng tượng được cho tới gần đây”.
Sự ra mắt của Trung tâm Nghiên cứu Phật học (UA) xảy ra song song với sự ra đời của Trung tâm Nhân văn Kỹ thuật số của (UA) và bộ môn nhân văn công cộng và ứng dụng. Giáo sư Giang Vũ đã có kế hoạch hợp tác, nghiên cứu đa ngành để tận dụng tối đa cả hai lĩnh vực.
Một dự án nghiên cứu kêu gọi lập bản đồ kỹ thuật số các địa điểm Phật giáo, bao gồm các tu viện, trên toàn thế giới, không chỉ cho thấy sự lan rộng của Phật giáo mà còn phát triển các truyền thống Phật giáo, và biến thể riêng biệt trong khu vực gắn liền với địa lý và các truyền thống Phật giáo hiện có. Một dự án khác sẽ phát triển phần mềm và các thuật toán với trí thông minh nhân tạo và các tiện ích học tập sâu để nghiên cứu các văn bản Phật giáo đã được mã số hóa. Các văn bản hiếm hoi mà Giáo sư Giang Vũ thu thập qua nhiều năm sẽ được biên mục, số hóa và công khai trong một kho lưu trữ chuyên biệt.
Vân Tuyền (Nguồn: UA News)
Các tin tức khác
- Những điều 'có một không hai' ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới ( 6/10/2017 3:16)
- Đề xuất Thánh tích PG Mrauk U là Di sản Văn hóa Thế giới (30/09/2017 2:49)
- Cận cảnh ngôi chùa Khmer đẹp nhất miền Tây Nam Bộ (29/09/2017 2:47)
- Chùa Thiện Quang: Một trong những ngôi cổ tự nguy nga nhất ở Nhật Bản (28/09/2017 3:04)
- Nét đẹp kiến trúc chùa Khmer ở An Giang (26/09/2017 2:03)
- Hang Maha Pasana Guha - nơi kết tập kinh điển lần thứ 6 (23/09/2017 2:46)
- Đến Nhật Bản tham quan chùa Kiyomizudera (22/09/2017 2:56)
- Đến Thái Lan thăm Tháp Phật ở Wat Ratchaburana (18/09/2017 3:06)
- Ngôi già lam cổ tự Kyaik Pun ở Bago, Myanmar (16/09/2017 3:07)
- 3 nghệ sĩ chia sẻ chuyện ăn chay (16/09/2017 2:51)